CPI năm 2016 tăng 4,74%
Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 5,30% (dịch vụ y tế tăng 6,93%) do trong tháng có 4 tỉnh, thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,27%).
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,19% do giá gas còn ảnh hưởng từ đợt tăng giá tháng trước và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm 0,89%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%, trong đó lương thực tăng 0,22%, thực phẩm giảm 0,12%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%. Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước.
CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015 tăng cao hơn so với năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 tăng chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 01/3/2016. Giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% làm chỉ số CPI tăng khoảng 2,7%.
Bên cạnh đó, cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ làm chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12/2016 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,58%).
Ngoài ra, trong năm có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, trong năm 2016 có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI: Mặc dù nhu cầu hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng, nhưng do giá xăng dầu và giá cước vận tải giảm, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên giá cả không biến động lớn; Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông giảm theo; Các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh