CSGT Hà Nam: “Chống nạnh” giữa đường chờ xe vi phạm?
Theo thông tin vụ việc, vào khoảng 14h ngày 4/5, trên quốc lộ 1A đoạn qua thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, Phủ Lý, Hà Nam xuất hiện nhiều chiến sĩ cảnh sát giao thông Hà Nam đang thực hiện công việc tuần tra kiểm soát.
Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện công việc chiến sĩ CSGT Hà Nam “quên” chào người tham gia giao thông, đứng hai bên làn đường… Thậm chí, có đồng chí còn chống nạnh đứng giữa đường để đón xe.
Đoạn video cũng ghi lại cảnh tài xế xe tải tự động dừng lại cách chốt kiểm tra vài trăm mét để lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện công việc tuần tra kiểm soát. Phải chăng cánh tài xế xe tải có sai phạm nên mới hành động như vậy?
Để làm rõ quyền hạn của lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nam, phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã đặt lịch làm việc với phòng CSGT Hà Nam.
Qua trao đổi, vị lãnh đạo đội CSGT số 2 Hà Nam cho biết: “Về nguyên tắc em phải vào phòng công tác chính trị đặt lịch, sau đó giám đốc chuyển xuống thì bọn anh mới được quyền tiếp. Nhưng chỗ tình cảm nên anh em ta ngồi trao đổi cho thoải mái”.
Cũng theo vị lãnh đạo này, theo thông tư 65 thì lực lượng cảnh sát phải chào người tham gia giao thông nhưng bây giờ không phải chào. Tiếp đó, vị lãnh đạo này chỉ ngồi nói chuyện rồi quên luôn những nội dung phóng viên đặt câu hỏi trước đấy.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật tin tức và gửi thông tin mới nhất đến bạn đọc.
Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện 1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau: a) An toàn, đúng quy định của pháp luật; b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo