Quốc tế

Cuộc chiến Khổng Minh - Tư Mã Ý: Kẻ tám lạng người nửa cân

Một trong những cuộc đối đầu cân não bậc nhất thời Tam Quốc được lưu truyền muôn thuở đó chính là cuộc chiến Khổng Minh – Tư Mã Ý.

Quả thực, mọi sự so sánh trên đời đều dễ bị cho là “khập khiễng” khi những tiêu chí và ý nguyện của từng người thì không bao giờ là giống nhau. Chính Tư Mã Ý cũng thừa nhận thua kém Gia Cát Lượng về nhiều mặt nhưng Khổng Minh cũng giành cho ông sự kính nể cần thiết.

Tư Mã Ý bị Tào Tháo hết sức đề phòng vì ngay khi nhìn tướng mạo, ông đã bị nghi kỵ và thiếu niềm tin. Về sau, khi các chiến công vệ quốc của ông quá nổi bật thì cả gia tộc Tư Mã cũng bị gia tộc Tào ghen ghét đố kị. Nếu nói rằng Tư Mã Ý hoàn toàn phản phúc thì rõ ràng không đúng vì ông đã cống hiến và chịu nhẫn nhục quá nhiều để bảo vệ nước Ngụy. So với sự ủng hộ mà Gia Cát Lượng có được từ Lưu Bị thì đó quả thực là một niềm mơ ước với Tư Mã Ý.

Tạo hình Khổng Minh trong Tam Quốc 1994.

Nhưng ông vẫn nhẫn nại, lật đổ được gia tộc họ Tào và để cho các con trai của mình bước lên vị trí quyền hành cao nhất tại Ngụy quốc. Về sau, chính con cháu của ông đã thống nhất được thiên hạ và khai mở ra nhà Tấn. Bởi thế mà Tư Mã Ý nếu nói về mặt thành tựu quyền lực đạt được thì đã thành công hơn so với Gia Cát Lượng.

Một mặt khác, nếu Gia Cát Lượng thật sự có ý muốn soán ngôi của họ Lưu thì ông hoàn toàn có thể đạt được một vị thế cao hơn. Nhưng về căn bản là ông không thể làm như thế vì không đủ tính danh chính ngôn thuận.

Tư Mã Ý có lí để làm phản vì gia tộc Tào đã quá bức ép ông, đó là điều mà ai cũng công nhận, nó xuất phát từ sự cống hiến không biết mệt mỏi cùng một độ nhẫn nại và khôn ngoan đến đáng nể.

Tư Mã Ý trong Tân Tam Quốc 2010.

Ở một phương diện khác, Trong khi nước Ngụy thời kỳ về sau luôn xuất hiện thêm những nhân tài kiệt xuất cỡ Hách Chiêu, Quách Hoài, Đặng Ngải, Chung Hội thì nhà Thục chỉ còn lại có mình một Khương Duy để chèo chống. 2 con trai của Tư Mã Ý cũng là những người rất sáng suốt và có bản lĩnh trong khi con trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm lại không được nhắc tới nhiều. Ngoại trừ một lần xuất trận duy nhất để bảo vệ Miên Trúc thì cũng bị thất bại và phải quyên sinh. Dường như tài năng và vị trí quá nổi bật của Gia Cát Lượng cũng giống như 1 cái bóng lớn che khuất và làm cản mất phần nào sự độc lập phát triển của những người bên cạnh.

Gia Cát Lượng 6 lần đem quân ra Kỳ Sơn nhưng vẫn không thể giành được thắng lợi sau cùng. Trong những chiến dịch này, rõ ràng Tư Mã Ý là đối thủ tương xứng duy nhất của ông. Việc thất bại của kế hoạch phạt Ngụy cũng đã minh chứng cho việc cuối cùng ai mới là người chiến thắng.

 

6 lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh đều thất bại.

Sau nhiều năm chiến tranh liên miên, Gia Cát Lượng một phần nào đã làm cạn kiệt nguồn tài lực của nước Thục. Và đó cũng chính là nguyên do làm cho việc đánh Ngụy thống nhất thiên hạ của chính quyền họ Lưu ngày càng xa vời. Đến lúc Gia Cát Lượng qua đời, nước Ngụy chỉ cần bình tĩnh dưỡng sức là cũng đã đạt được độ sung mãn hơn so với 2 nước còn lại. Và đến cuối, chính quyền của nhà Tư Mã đã thống nhất được thiên hạ mà trong đó bao gồm việc đánh bại được cả nhà Thục do 1 tay Gia Cát Lượng gầy dựng.

Mặc dù thành công hơn Gia Cát Lượng về mọi mặt, song với nhiều người thì xét mưu lược, Khổng Minh vẫn nhỉnh hơn. Ông không thành công là do “ý trời”. Minh chứng cho tài năng của Khổng Minh phải kể đến những kế sách của ông như lừa lấy lương thực nước Ngụy, dùng tiếng đàn đánh lui 15 vạn binh Tư Mã Ý, sau khi qua đời vẫn dùng tượng để hù dọa Tư Mã Ý…

Xuyên suốt chiều dài lịch sử thời Tam Quốc, Khổng Minh – Tư Mã Ý chính là hai đối trọng đáng xem nhất. Tài năng của họ là điều không ai phủ nhận và cũng khó phân biệt được ai hơn ai.

Nên đọc
Theo Võ thuật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo