Pháp luật

Cuộc đời cơ cực của ông trùm khét tiếng Năm Cam

(DNVN) - Năm Cam sinh ra ở “vùng trũng” của Sài Gòn, cuộc sống khốn khó khiến y sớm phải bươn chải, nếm “mùi đời”. Nhưng những khó khăn ấy như định mệnh “gieo nhân” đưa Năm Cam sau này trở thành ông trùm giang hồ gian manh, xảo quyệt bậc nhất trong thế giới ngầm Sài Gòn từ trước tới nay.

Hành trình bước vào giang hồ của Năm Cam

Theo thông tin của báo Pháp Luật Việt Nam, cuộc đời Năm Cam có lúc liền một mạch, có lúc bị ngắt quãng như những đoạn phim được chiếu chậm. Vùng ven Sài Gòn nơi Năm Cam sinh ra vào những năm đầu thập kỷ 50 vẫn còn là vùng đất thưa người, cảnh vật hoang vắng.

Ông Trương Văn Bưởi (cha của Năm Cam) từ Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp hồi những năm đầu thế kỷ 20, lúc đó nơi này vẫn còn cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác, Cần Giờ tìm về gây họa người khẩn hoang.

Ngoài Tư Xẩm (chị gái Năm Cam), Năm Cam, cha mẹ y còn 2 đứa con nhưng đã qua đời ở quê vì bạo bệnh. Năm Cam sinh ra trong căn nhà cất trên miếng đất đầy ao vũng, sình lầy muỗi mòng bay như trấu gần chợ Xóm Chiếu (quận 4). Lớn lên trong khu xóm lụp xụp tối tăm, vùng ven đô thị đầy khốn khó nên Năm Cam luôn có tham vọng đổi đời. 

Năm Cam và Tư Xẩm được ông Bưởi giới thiệu với người đàn bà chủ vựa củi ngoài chợ Xóm Chiếu và được đeo tang ông chồng của bà này vừa qua đời. Từ đó, trong trí óc non nớt của Năm Cam đã ghi nhận được rằng cha y có một người em gái tên Trương Thị Quýt. Gần 2 năm sau, ông Bưởi qua đời.

Mẹ Năm Cam vì quá bế tắc, dắt y đến tìm đứa con trai đầu của cô Quýt tên là Sang (nghe đâu rất khá giả) để cậy nhờ. Hai mẹ con cùng đi chân đất, đầu trần giữa buổi trưa Sài Gòn đầy nắng và bụi, đứng tần ngần trước cửa hàng tạp hoá bề thế của Sang. Anh ta thờ ơ theo kiểu con buôn, lạnh lùng nói: “Xin lỗi, tôi không có người bà con nào, nếu có hẳn mẹ tôi nói cho chúng tôi biết rồi!”

Năm Cam, dù mới chỉ 12-13 tuổi cũng biết cùng trang lứa đá cá lăn dưa qua khu chợ cá Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối để nhặt từng con cá, củ khoai về giúp mẹ. Đối với những cư dân làng Khánh Hội (quận 4) lúc bấy giờ, đó là lẽ tất nhiên, chẳng có gì là lạ. Sống tươm tất, đó mới là chuyện đáng lưu ý.

Mối quan hệ bà con duy nhất giữa gia đình Năm Cam và nhà cô Quýt dạy Năm Cam bài học đầy chua xót, thế giới quan khắc nghiệt định hình dần bản chất thù đời, hận người của Năm Cam.

Sau đó, Năm Cam theo chân Bảy Xi, chồng Tư Xẩm và bắt đầu biết đến một Sài Gòn khác hẳn vùng quê nghèo Khánh Hội. Sài Gòn với những đường phố rộng thênh thang, nhà cửa nguy nga tráng lệ, người mua kẻ bán tấp nập với trò lừa lọc và lối cư xử tàn nhẫn là môi trường hình thành nên nhân cách, đủ sự ma mọi của ông trùm đầy xảo quyệt sau này.

Bảy Xi thuê nhà ở hẻm Sáu Căn. Lý do gia đình Năm Cam thuê nhà tại đây vì Bảy Xi được tay kỳ bẽo (tức là chỉ những kẻ chuyên chơi trò cờ bạc bịp, cò con) có tầm cỡ nhất nhì Sài Gòn nhưng nghèo rớt mồng tơi là Bảy Huê Kỳ rủ về. 

Sau này, chính Bảy Huê Kỳ là thầy dạy chơi những ngón nghề cờ bạc bịp cho Năm Cam. Đã có thời gian, Năm Cam sử dụng những ngón nghề này vào sòng đỏ đen để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình cả thảy có cả gần chục đứa con. Có “tay nghề” giỏi nhưng vẫn có thể chết đói nếu không biết liên kết bè đảng, Năm Cam nghiệm ra được như vậy ở tấm gương Bảy Huê Kỳ. 

Hành trình bước vào giang hồ của Năm Cam Theo thông tin của báo Pháp Luật Việt Nam, cuộc đời Năm Cam có lúc liền một mạch, có lúc bị ngắt quãng như những đoạn phim được chiếu chậm. Vùng ven Sài Gòn nơi Năm Cam sinh ra vào những năm đầu thập kỷ 50 vẫn còn là vùng đất thưa người, cảnh vật hoang vắng.  Ông Trương Văn Bưởi (cha của Năm Cam) từ Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp hồi những năm đầu thế kỷ 20, lúc đó nơi này vẫn còn cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác, Cần Giờ tìm về gây họa người khẩn hoang.  Ngoài Tư Xẩm (chị gái Năm Cam), Năm Cam, cha mẹ y còn 2 đứa con nhưng đã qua đời ở quê vì bạo bệnh. Năm Cam sinh ra trong căn nhà cất trên miếng đất đầy ao vũng, sình lầy muỗi mòng bay như trấu gần chợ Xóm Chiếu (quận 4). Lớn lên trong khu xóm lụp xụp tối tăm, vùng ven đô thị đầy khốn khó nên Năm Cam luôn có tham vọng đổi đời.  Năm Cam và Tư Xẩm được ông Bưởi giới thiệu với người đàn bà chủ vựa củi ngoài chợ Xóm Chiếu và được đeo tang ông chồng của bà này vừa qua đời. Từ đó, trong trí óc non nớt của Năm Cam đã ghi nhận được rằng cha y có một người em gái tên Trương Thị Quýt. Gần 2 năm sau, ông Bưởi qua đời.  Mẹ Năm Cam vì quá bế tắc, dắt y đến tìm đứa con trai đầu của cô Quýt tên là Sang (nghe đâu rất khá giả) để cậy nhờ. Hai mẹ con cùng đi chân đất, đầu trần giữa buổi trưa Sài Gòn đầy nắng và bụi, đứng tần ngần trước cửa hàng tạp hoá bề thế của Sang. Anh ta thờ ơ theo kiểu con buôn, lạnh lùng nói: “Xin lỗi, tôi không có người bà con nào, nếu có hẳn mẹ tôi nói cho chúng tôi biết rồi!” Năm Cam, dù mới chỉ 12-13 tuổi cũng biết cùng trang lứa đá cá lăn dưa qua khu chợ cá Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối để nhặt từng con cá, củ khoai về giúp mẹ. Đối với những cư dân làng Khánh Hội (quận 4) lúc bấy giờ, đó là lẽ tất nhiên, chẳng có gì là lạ. Sống tươm tất, đó mới là chuyện đáng lưu ý. Mối quan hệ bà con duy nhất giữa gia đình Năm Cam và nhà cô Quýt dạy Năm Cam bài học đầy chua xót, thế giới quan khắc nghiệt định hình dần bản chất thù đời, hận người của Năm Cam. Sau đó, Năm Cam theo chân Bảy Xi, chồng Tư Xẩm và bắt đầu biết đến một Sài Gòn khác hẳn vùng quê nghèo Khánh Hội. Sài Gòn với những đường phố rộng thênh thang, nhà cửa nguy nga tráng lệ, người mua kẻ bán tấp nập với trò lừa lọc và lối cư xử tàn nhẫn là môi trường hình thành nên nhân cách, đủ sự ma mọi của ông trùm đầy xảo quyệt sau này. Bảy Xi thuê nhà ở hẻm Sáu Căn. Lý do gia đình Năm Cam thuê nhà tại đây vì Bảy Xi được tay kỳ bẽo (tức là chỉ những kẻ chuyên chơi trò cờ bạc bịp, cò con) có tầm cỡ nhất nhì Sài Gòn nhưng nghèo rớt mồng tơi là Bảy Huê Kỳ rủ về.  Sau này, chính Bảy Huê Kỳ là thầy dạy chơi những ngón nghề cờ bạc bịp cho Năm Cam. Đã có thời gian, Năm Cam sử dụng những ngón nghề này vào sòng đỏ đen để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình cả thảy có cả gần chục đứa con. Có “tay nghề” giỏi nhưng vẫn có thể chết đói nếu không biết liên kết bè đảng, Năm Cam nghiệm ra được như vậy ở tấm gương Bảy Huê Kỳ.  Bước chuyển mình làm ông Trùm  Năm Cam theo bạn bè gia nhập đội ngũ bán xà bông bột quanh chợ Bến Thành cho mẹ bớt cực. Mỗi bịch xà bông bán được chỉ đem đến 10 xu lãi nhưng nếu mỗi ngày chịu khó đi cho đến cặp chân mõi rũ rượi, Năm Cam cũng có thể mang về nhà được hơn chục đồng bạc.  Tuy là đứa trẻ con loắt choắt vì thiếu ăn và phải bươn chải nhưng Năm Cam thực sự “trưởng thành” theo cách nhìn của bọn giang hồ lưu manh từ năm 14 tuổi. Đầu năm 1962, mẹ Năm Cam qua đời sau một cơn bạo bệnh. Năm Cam  trở thành kẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, gánh nặng người vợ đang mang thai là Trúc (sau này được giang hồ gọi là Trúc “mẫu hậu”) khiến cuộc đời Năm Cam bắt đầu lật sang trang mới, cay đắng và khốc liệt nhiều hơn trước . Năm 16 tuổi, Năm Cam phải mang án giết người vì “anh rể bị đón đường”. Lần đầu tiên vào trại giam, Năm Cam giáp mặt với Đại Cathay – ông trùm du đãng Sài Gòn thời bấy giờ. Được tận mắt thấy tai nghe những câu chuyện về thế giới giang hồ, Năm Cam đã nuôi mộng một ngày trở thành ông trùm. Sau 18 tháng bị giam giữ, Năm Cam bước ra toà. Năm Cam nhận hết tội về mình và bị kết án 3 năm tù. Trở lại khám Chí Hòa, Năm Cam vào khu nhi đồng để quản lý. Tại đây, Năm Cam tham gia 1 vụ ẩu đả nên bị chuyển tới khu tù chính trị. Tại phòng giam này một người tù chính trị tên Sáu Hoa đã dạy Năm Cam biết chữ. Năm Cam rất có tình cảm và khâm phục những người tù chính trị này, đặc biệt trước đòn roi của bọn quản ngục họ vẫn rất kiên cường. Sau khi ra tù, Năm Cam làm bảo kê và tổ chức xới bạc cò con, liên kết với vợ chồng Đại Cathay để nâng “số má”. Y nhận ra tương lai mờ mịt và hiểm họa treo trên đầu những kẻ chiếu dưới như y bất cứ lúc nào. Năm Cam hợp tác với “nữ chúa” Lệ Hải - vợ trùm giang hồ Đại Cathay thành lập liên minh làm ăn phi pháp, mở đầu kỷ nguyên trở thành ông trùm bậc nhất Sài Gòn.
Ông Trùm giang hồ khét tiếng Năm Cam.

Bước chuyển mình làm ông Trùm

Năm Cam theo bạn bè gia nhập đội ngũ bán xà bông bột quanh chợ Bến Thành cho mẹ bớt cực. Mỗi bịch xà bông bán được chỉ đem đến 10 xu lãi nhưng nếu mỗi ngày chịu khó đi cho đến cặp chân mõi rũ rượi, Năm Cam cũng có thể mang về nhà được hơn chục đồng bạc.

Tuy là đứa trẻ con loắt choắt vì thiếu ăn và phải bươn chải nhưng Năm Cam thực sự “trưởng thành” theo cách nhìn của bọn giang hồ lưu manh từ năm 14 tuổi.

Đầu năm 1962, mẹ Năm Cam qua đời sau một cơn bạo bệnh. Năm Cam  trở thành kẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, gánh nặng người vợ đang mang thai là Trúc (sau này được giang hồ gọi là Trúc “mẫu hậu”) khiến cuộc đời Năm Cam bắt đầu lật sang trang mới, cay đắng và khốc liệt nhiều hơn trước .

Năm 16 tuổi, Năm Cam phải mang án giết người vì “anh rể bị đón đường”. Lần đầu tiên vào trại giam, Năm Cam giáp mặt với Đại Cathay – ông trùm du đãng Sài Gòn thời bấy giờ. Được tận mắt thấy tai nghe những câu chuyện về thế giới giang hồ, Năm Cam đã nuôi mộng một ngày trở thành ông trùm.

 

Sau 18 tháng bị giam giữ, Năm Cam bước ra toà. Năm Cam nhận hết tội về mình và bị kết án 3 năm tù. Trở lại khám Chí Hòa, Năm Cam vào khu nhi đồng để quản lý. Tại đây, Năm Cam tham gia 1 vụ ẩu đả nên bị chuyển tới khu tù chính trị. Tại phòng giam này một người tù chính trị tên Sáu Hoa đã dạy Năm Cam biết chữ. Năm Cam rất có tình cảm và khâm phục những người tù chính trị này, đặc biệt trước đòn roi của bọn quản ngục họ vẫn rất kiên cường.

Sau khi ra tù, Năm Cam làm bảo kê và tổ chức xới bạc cò con, liên kết với vợ chồng Đại Cathay để nâng “số má”. Y nhận ra tương lai mờ mịt và hiểm họa treo trên đầu những kẻ chiếu dưới như y bất cứ lúc nào. Năm Cam hợp tác với “nữ chúa” Lệ Hải - vợ trùm giang hồ Đại Cathay thành lập liên minh làm ăn phi pháp, mở đầu kỷ nguyên trở thành ông trùm bậc nhất Sài Gòn.

Thu Phương (t.h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo