Quốc tế

Cuộc gặp Trump - Lavrov chỉ là chiêu PR của Putin?

Nhiều quan chức Mỹ cho rằng, cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây chỉ là "mánh khóe PR" mà Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng để chứng tỏ rằng ông có trọng lực không kém ông chủ Nhà Trắng.

Genri Rouzmont — Jr. đã viết trên tờ The Huffington Post rằng, nhiều quan chức Mỹ phản đối cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó có thảo luận về kế hoạch mới nhằm chấm dứt khủng hoảng Syria.

Theo quan điểm của họ, đó chỉ là "mánh khóe PR" mà Putin sử dụng để chứng tỏ rằng Tổng thống Nga có trọng lực không ít hơn Trump trên trường thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tác giả nhấn mạnh rằng, một số "chuyên gia" này khó có thể tưởng tượng được việc nhà lãnh đạo Putin có thể "thực sự hướng tới hòa bình lâu dài".

Tình trạng kích động chống Nga hiện nay đang lan tràn trên các phương tiện truyền thông và điện Capitol không phải là điều gì mới mẻ bởi vì nó đã từng là một điểm cơ bản trong quan hệ với quốc gia này kể từ những ngày Cách mạng Tháng Mười. 

"Vào thời điểm nào đó, các quan chức cấp cao của Mỹ nói về Putin như người mang đến mối hiểm dọa nghiêm trọng đối với nền dân chủ Mỹ," ông Rosemont nhớ lại.

"Đây là những tuyên bố mạnh mẽ, nhưng chúng ta có tương đối ít bằng chứng về điểm yếu của Putin và chính phủ của ông. Ngược lại, còn có những bằng chứng khác cho thấy sự can thiệp liên tục của Mỹ vào công việc của các nước khá ", tác giả bài báo nhận định.

Genri Rouzmont giải thích rằng, kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã can thiệp hàng chục lần vào quá trình dân chủ của các quốc gia có chủ quyền, cho dù đó là Hy Lạp hay Ý, Trung Đông hoặc châu Á, Mỹ Latinh hay Ukraine.

 

Theo tác giả, chứng sợ Nga (Russophobia) dựa trên cơ sở của "chính sách đối ngoại xơ cứng của Mỹ".

Rouzmont giả định, một số người mắc chứng sợ Nga thực sự nghĩ rằng ý thức hệ của bản thân họ là vì lợi ích của đất nước của họ, nhưng trong thực tế nó chỉ gây tác hại cho đất nước mà thôi.

Nên đọc
Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo