Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới đang tiến lại gần?
Để dẫn chứng cho nhận định này, tờ Business Insider cho biết, vào tháng trước, một chỉ số tín dụng trên thị trường ngân hàng là lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) đã cho thấy sự tăng mạnh đầu tiên kể từ quí I/2009 (lúc khủng hoảng ngân hàng diễn ra căng thẳng).
Theo tờ báo này, trong nhiều trường hợp, bước nhảy vọt như vậy có nghĩa các ngân hàng đánh giá việc cấp tín dụng cho các tổ chức tài chính lúc này sẽ kéo theo nhiều rủi ro, đánh đi tín hiệu về sự bất ổn tài chính.
Tuy nhiên, theo các tác giả bài báo, giờ chưa phải là lúc vội vã hoang mang. Quả thực đang xuất hiện một số dấu hiệu bất ổn kinh tế do lãi suất LIBOR tăng, nhưng các nhà đầu tư không nên lo lắng vì điều đó. Tỷ lệ lãi suất vẫn chưa quá lớn cao hơn so với trước nhưng không phải mức thảm họa.
Được biết, LIBOR là một loại lãi suất tham khảo quan trọng của châu Âu nhưng có tầm ảnh hưởng rất rộng ra nhiều châu lục khác. Đây là một loại lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đô-la Mỹ được ký thác và lưu hành tại các ngân hàng châu Âu. Về thực chất, LIBOR là một loại lãi suất liên ngân hàng.
Libor là một loại lãi suất, thực ra là một loạt các lãi suất nhằm đánh giá chi phí mà các ngân hàng lớn toàn cầu phải bỏ ra để vay tiền lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng