Cuối năm doanh nghiệp băn khoăn hoãn giải ngân do hết hạn mức tín dụng từ ngân hàng
Anh G - giám đốc Công ty Petrolec là nhà thầu chính trong nghành điện lực (tại quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cho biết, đã làm xong thủ tục vay vốn từ tháng trước nhưng chờ mãi không thấy được giải ngân. Anh hỏi nhân viên Ngân hàng thì được giải thích là hết “room”, tức là hết hạn mức tín dụng. Việc bị tạm ngừng giải ngân dù đã được cấp hạn mức tín dụng trước đó khiến cho doanh nghiệp chúng tôi thất hẹn thanh toán cho đối tác, dẫn đến làm mất uy tín với khách hàng. Đến nay, sau nhiều lần hối thúc, anh G., đã được ngân hàng giải ngân khoản vay khoảng 60% trên tổng giá trị hạn mức được duyệt trước đó. Ngoài ra, số còn lại ngân hàng chưa có câu trả lời về lần giải ngân tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp khác cũng cùng chung tình trạng vẫn phải chờ.
Tương tự, anh H., Ở Hải Phòng, chủ một DN về xuất nhập khẩu, cho biết đã hoàn tất thủ tục trả tiền cho đối tác tại nước ngoài nhưng lại bị NH hoãn giải ngân, dẫn đến tình trạng mất uy tín với khách hàng. “NH nói với tôi dùng dòng tiền thu về thanh toán tạm cho đối tác, trong khi tôi còn 2 khoản vay khác đáo hạn trong tháng 12-2017. Đến lúc đó NH vẫn chưa giải ngân trở lại, tôi không biết xoay xở thế nào” - anh H. cho biết. Cũng theo anh H., vào thời điểm này của năm 2016, DN của anh cũng bị NH tạm ngưng giải ngân khoảng hai tuần với lý do tương tự.
Trao đổi với phóng viên DNVN, lãnh đạo NH MB Bank thừa nhận, một phần do cuối năm nhu cầu vay của khách hàng tăng đột xuất khiến hạn mức tín dụng của NH chạm trần, gần như các chi nhánh ngân hàng đều chung một tình trạng hết “room” hạn mức tín dụng. Ngoài NH MB Bank, theo thông tin của các ngân hàng khác, cũng gần chạm trần hạn mức tín dụng mà NH Nhà nước cho phép.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã được đẩy nhanh hơn đáng kể trong tháng vừa qua. Cụ thể, tính đến cuối tháng 11/2017, tổng tín dụng ước tăng 2,8% so với tháng 10, đồng thời tăng 15,3% so với thời điểm đầu năm. Con số này thấp hơn một chút so với tốc độ tăng 15,6% của cùng kỳ năm 2016.
Về nguyên tắc, NH Nhà nước sẽ căn cứ vào các yếu tố như tình hình kinh doanh, khả năng quản trị rủi ro, nợ xấu, quy mô tín dụng... để giao chỉ tiêu tăng tín dụng cho từng NH theo từng năm. Chẳng hạn, trong năm 2016 tại TP. Hà Nội được giao chỉ tiêu tăng tín dụng 18-21%, nhưng có NH được giao chỉ tiêu thấp hơn hoặc cao hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá