Môi trường

Cứu hàng Tùng cổ Yên Tử: Doanh nghiệp đầu tiên ủng hộ 200 triệu đồng/năm

Trước việc hàng trăm cây Xích Tùng cổ ở danh sơn Yên Tử đang chết dần, Cty Phát triển Tùng Lâm – đơn vị quản lý và khai thác hệ thống cáp treo Yên Tử – đã cam kết ủng hộ 200 triệu đồng/năm để chăm sóc, “chữa bệnh” cho Xích Tùng.

Một cây tùng cổ bị sâu, mọt, thời tiết phá hủy mất gần một nửa thân gốc.

 

Đây là một tin vui đối với những cây tùng cổ 700 tuổi đang bị lão hóa và sâu bệnh, thiên nhiên tấn công, trong bối cảnh nguồn ngân sách cho dự án chăm sóc, bảo vệ hàng cây di sản quy giá này chưa biết đến bao giờ mới được phê duyệt. 

 
Ông Phạm Văn Dược – Phó trưởng Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử – cho biết: “Chúng tôi đang nhanh chóng xây dựng phương án để triển khai ngay. Chúng tôi sẽ mời các nhà khoa học, các nhà chuyên môn giỏi tư vấn và trực tiếp chăm sóc, cứu chữa cho cây tùng”.
 
Được biết, hiện Yên Tử còn khoảng 243 cây Xích Tùng. Trong đó, rất ít cây sinh trưởng bình thường; còn lại chủ yếu bị rỗng thân, khô thân, có nguy cơ gãy đổ và chết.
 
 
Tuy nhiên, để kéo dài tuổi thọ của hàng tùng trên, cần một nguồn vốn khá lớn, lên tới hàng tỉ đồng – như trong đề án “cứu” tùng cổ đã trình các sở, ngành Quảng Ninh phê duyệt trước đó.
 
 Đã nhân giống thành công Xích Tùng Yên Tử.
 
 Đã nhân giống thành công Xích Tùng Yên Tử. Đã có những ý kiến đề xuất phát động xã hội hóa “cứu” tùng cổ Yên Tử. Theo TS Vũ Thế Long – chuyên gia nghiên cứu về Lịch sử môi trường, người có gần 20 năm nghiên cứu về cây tùng Yên Tử – việc huy động xã hội hóa để gìn giữ di sản cổ thụ ở Yên Tử là hết sức cần thiết, nhưng trách nhiệm chính phải là nhà nước. 
 
“Kinh nghiệm cho thấy, việc chặt hạ và thay thế cây xanh ở Hà Nội trong thời gian qua đã có sự đóng góp tiền của của một số cty và cơ quan nhà nước, nhưng kết quả là thất bại bởi không có sự tham vấn của các chuyên gia và sự điều hành của một bộ máy chuyên nghiệp. Cần tổ chức thực hiện và giám sát khoa học thì mới có kết quả” – TS Vũ Thế Long nói.
 
Cũng theo ông Long, để xảy ra thực trạng tùng cổ Yên Tử đang chết dần như hiện nay là một phần do “người ta không coi cây cối là một hợp phần quan trọng của di tích, mà chỉ chú ý đến tu bổ chùa chiền, làm đường đi lối lại và tiền đóng góp cũng chỉ để đúc tượng, xây chùa… Trong khi đó, những hàng tùng cổ thụ có giá trị vô cùng quan trọng trong tổng thể di tích Yên Tử”.
 
 
Theo Lao Động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo