Quốc tế

Đặc sứ Philippines nói gì về chuyến đi Trung Quốc "phá băng quan hệ"?

(DNVN)-Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đã tỏ thái độ lạc quan về chuyến công du Hong Kong nhằm "phá băng quan hệ" với Trung Quốc sau những bất đồng về tranh chấp Biển Đông.

Hôm 09/8, cựu Tổng thống Philppines - đã được tân Tổng thống Rodrigo Duterte cử làm đặc sứ tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vào tháng trước - đã nêu tên một chuyên gia cấp cao và các quan chức trong chính phủ Trung Quốc mà ông hi vọng sẽ gặp trong chuyến công du Hong Kong nhằm phá băng quan hệ với Trung Quốc vốn đã bị đóng băng sau những tranh chấp tại Biển Đông. 

Đặc sứ Philippines  Fidel Ramos lạc quan về chuyến đi "phá băng quan hệ" với Trung Quốc (Ảnh AFP)

Chuyến công du này diễn sau khi hôm 12/7 Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trên Biển Đông. 

"Tôi luôn luôn là người rất lạc quan, luôn luôn tìm kiếm những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, tất nhiên điều đó cũng tùy thuộc vào thái độ của các quan chức Trung Quốc", ông Ramos phát biểu với báo giới tại Hong Kong. 

Đặc sứ Ramos không tiết lộ thông tin chi tiết về hành trình cuộc gặp, ngoại trừ tiết lộ cuộc gặp đối với ông Wu Shicun, Viện trưởng viện quốc gia nghiên cứu Biển Đông có trụ sở tại miền Nam Trung Quốc. 

Khi được hỏi về những nhân vật khác, chẳng hạn như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying, ông Ramos từ chối tiết lộ. 

Đặc sứ Ramos cho hay, ông đã tìm cách cải thiện quan hệ kinh tế và du lịch, chẳng hạn như việc cho phép "đánh cá nhiều hơn tại bãi cạn Scarborough thuộc đặc khu kinh tế của Philippines".

 

"Ý tưởng này là nhằm sử dụng Biển Đông như một nơi để đóng góp tích cực cho cuộc sống, chứ không phải để giết người dân hoặc tàn phá sự sống", ông cho biết thêm. 

Việc Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn Scarborough vào năm 2012, không cho phép ngư dân Philippines đánh cá ở đây là một trong nhiều lý do thúc đẩy Manila đệ đơn kiện lên PCA. 

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của PCA đưa ra hôm 12/7 vừa qua. Phán quyết của Tòa đã giúp thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp ở trên Biển Đông, nhất là các tranh chấp liên quan tới yêu sách của Trung Quốc xung quanh đường lưỡi bò và các thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nên đọc
NM (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo