Pháp luật

Đại án OceanBank: "Cần xử Hà Văn Thắm ở mức cao"

Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, căn cứ vào các quy định của pháp luật, HĐXX nhận thấy cần xử Thắm ở mức cao, tiếp đến các bị cáo Thu, Thủy, Sơn.

Sáng nay (29/9), sau 4 ngày nghị án, HĐXX sẽ công bố bản án với bị cáo Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương - Oceanbank) với 4 tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo tin tức trên báo Zing news. 

50 bị cáo khác có liên quan đến đại án Oceanbank cũng có mức án trong hôm nay. Trước đó, cơ quan công tố đề nghị mức án tử hình với Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank), chung thân với Thắm, 24-27 năm tù với Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) ..

Cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm bị dẫn giải vào phòng xử nghe tuyên án. Ảnh: Giang Huy/VNE

Hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng chủ trương, chỉ đạo chi lãi ngoài từ Hà Văn Thắm, các giám đốc khối nghiệp vụ, phòng ban và 34 giám đốc chi nhánh lập sổ sách để chi lãi ngoài trên toàn hệ thống từ cuối 2010 đến 2014, chi cho khách hàng là cá nhân, tổ chức gửi tiền lên tới hơn 1.500 tỷ đồng. 

Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, hành vi này của các bị cáo đã vi phạm quy định Luật kế toán, vi phạm quy định của Bộ Tài chính, vi phạm vượt trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước… Sự vi phạm của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng gây ra hậu quả  toàn bộ số tiền hơn 1.500 tỷ Oceanbank chi trái quy định, không thu hồi được. Hậu quả gián tiếp phi vật chất là tạo cạnh tranh không lành mạnh, làm tăng lạm phát ảnh hưởng tới kinh tế quốc gia, xâm phạm quyền quản lý của Nhà nước…

Hành vi nêu trên của Hà Văn Thắm và 46 bị cáo khác đã phạm vào việc làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có hơn 246 tỷ được chi cho Nguyễn Xuân Sơn để Sơn chiếm đoạt. Tại tòa, các bị cáo thành khẩn khai nhận, riêng bị cáo Sơn không thừa nhận hành vi. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, HĐXX nhận thấy cần xử Thắm ở mức cao, tiếp đến các bị cáo Thu, Thủy, Sơn.

Đối với các bị cáo ở các phòng ban hội sở, VKS cho rằng các bị cáo ăn năn hối cải, các bị cáo thực hiện theo công việc không được hưởng lợi, nhân thân tốt, gia đình có công, quá trình điều tra các bị cáo tích cực giúp đỡ các  cơ quan chức năng nên đề nghị xem xét giảm án. Tuy nhiên hậu quả các bị cáo ây ra là nghiêm trọng nên cần có hình phạt tù là thỏa đáng.

Đối với các giám đốc chi nhánh phòng giao dịch biết rõ việc chi lãi ngoài nhưng hành vi của các bị cáo là đồng phạm với các lãnh đạo, các bị cáo có hành vi phạm tội nghiêm trọng, hậu quả nặng nề, tội này chưa chuyển biến nên chưa thể miễn trách nhiệm hình sự với các bị cáo như đề nghị của luật sư. 

 

Quá trình điều tra các bị cáo tích cực phối hơp với cơ quan điều tra, tự nguyện tích cực bồi thường với số tiền cao nhất là hơn 3 tỷ đồng dù không được hưởng lợi đồng nào. Một số bị cáo bán nhà, sẵn sàng nộp tiền khắc phục hậu quả… Từ sự nỗ lực cố gắng nộp, thu hồi tiền của một số bị cáo đã khắc phục được hậu quả, HĐXX đánh giá cao động tác, ghi nhận làm tình tiết giảm nhẹ. 

Đối với 35 giám đốc phạm tội với vai trò đồng phạm thứ yếu, làm theo chỉ đạo, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên HĐXX áp dụng hình phạt dưới khung thấp nhất, chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn, chuyển sang án treo, miễn hình phạt với một số bị cáo tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội đóng góp cho xã hội, miễn khấu trừ một phần thu nhập trong quá trình thi hành án.

Bản án nhận định, khi cựu tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn đề suất chi lãi suất ngoài hợp đồng, cựu chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm đồng ý. Việc này sau đó được thực hiện từ cuối năm 2010 tới 2014, tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng, theo báo Vnexpress.

Tại phiên xử, các bị cáo và luật sư cho rằng việc chi lãi ngoài không gây thiệt hại, chỉ vi phạm hành chính theo Thông tư và Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước.Tuy nhiên, tòa nhận thấy toàn bộ 1.500 tỷ đồng đã chi ra không thu hồi được, đó là hậu quả vật chất hiện hữu; làm rối loạn thị trường tài chính, an ninh tài chính quốc gia.

Hệ lụy của việc chi lãi suất vượt trần còn khiến OceanBank không kiểm soát nguồn vốn, đầu tư tràn lan dẫn đến nợ xấu khó thu hồi lên tới 35.700 tỷ đồng, lỗ hơn 10.000 tỷ.

 

Ngân hàng này bị âm gần 2,5 lần vốn sở hữu, mất khả năng thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, phải mua với giá 0 đồng, tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Ngoài chi lãi suất ngoài cho cá nhân, OceanBank còn chi cho lãnh đạo nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước, tạo nhóm lợi ích, tăng tham nhũng.

Vì vậy, tòa xác định hành vi của cựu chủ tịch Hà Văn Thắm và hơn 40 bị cáo đã phạm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Với 34 giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch của OceanBank, toà nhận định họ là "các mắt xích" tham gia vào các công đoạn chi lãi suất ngoài hợp đồng, mức độ hậu quả khác nhau.

"Hành vi rất nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, lại chưa có chế định mới nên không thể miễn trách nhiệm hình sự như luật sư, VKS đề nghị", bản án nêu.Với người được xác định không hưởng lợi, lại tích cực khắc phục, phối hợp thu hồi tiền sẽ được tòa ghi nhận để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

 

Các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, gia cảnh khó khăn cũng được xem xét. Tòa xác định các giám đốc này đồng phạm giúp sức thứ yếu, làm theo chỉ đạo nên áp dụng tình tiết có lợi theo Bộ luật Hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) để ra mức phạt dưới khung truy tố, án treo, miễn hình phạt với một số người.

Nên đọc
Trân Châu (Tổng hợp theo báo Zing news, Vnexpress)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo