Xã hội

Đại diện Việt Nam phát biểu tại Hội nghị APEC về quản lý thiên tai là đơn vị như thế nào?

(DNVN) - Kết thúc 2 ngày làm việc (21 và 22/9/2017), với hơn 20 báo cáo và tham luận từ các nền kinh tế được trình bày, hội nghị quan chức cao cấp APEC về quản lý thiên tai đã kết thúc thành công tốt đẹp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

Đối với Việt Nam, điều được chú ý trong ngày cuối cùng của hội nghị đó là bài phát biểu của tập đoàn Trungnam Group về đại dự án 10.000 tỷ đồng có liên quan đến yếu tố biến đổi khí hậu, giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM. Đây là dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1, là dự án hạ tầng tiêu biểu của TP. HCM trong năm 2016 – 2017.

Cầu Bạch Đằng đường dẫn và nút giao cuối  tuyến BOT, công trình thi công của Trungnam Group.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) cho biết, Tập đoàn đã từng bước áp dụng công nghệ của các nước tiên tiến và làm chủ nó như phương án thi công “móng cọc ống thép dạng giếng”, của người Nhật Bản; hay các phần mềm, như: SCADA - wonderware (Hoa Kỳ), thiết bị thu thập dữ liệu và điều khiển - SCHNEIDER (Pháp), thiết bị xylanh thủy lực – BOSCH REXROTH (Đức), thiết bị bơm chống ngập - SULZER (Đức), thiết bị an Ninh - AXIS (Thụy Điển)... từ các quốc gia G7. Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ghi nhận các cống hiến, các thành tựu khoa học trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.  

Đánh giá cao quyết tâm của Trungnam Group trong vấn đề ngập của TP. HCM và xa hơn là khả năng phòng chống của dự án đối với các biến đổi khí hậu khôn lường của bán nhật triều trong tương lai không xa.

Dự án chống ngập tại TP. HCM giai đoạn 1.

Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Trungnam Group được thành lập ngày 12 tháng 11 năm 2004, giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002852 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Tính đến nay, vốn điều lệ của Trungnam Group là hàng ngàn tỉ đồng, có 13 công ty con và công ty liên kết như: Công ty CP Thủy điện Trung Nam - Trungnam Power; Công ty CP Thủy điện Trung Nam Krông Nô - Trungnam Krong No; Công ty CP Điện gió Trung Nam - Trungnam Wind Power; Công ty CP thủy điện Trungnam Bác Ái - Trungnam BA Power; Công ty CP Điện mặt trời – Trungnam Solar Power; Công ty CP Trung Nam - Trungnam Land; Công ty CP địa ốc Trung Nam Đà Lạt - Trungnam Dalat Land; Công ty CP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam - Trungnam E&C; Công ty CP Xây Dựng Trung Nam 18 E&C - Trungnam 18 E&C; Công ty CP Cơ giới Miền Nam - Trungnam SMC; Công ty TNHH Trungnam BT 1547 ; Công ty TNHH TM DV điện Mạnh Phương – MPE và Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng - Bach Dang BOT JSC.

Tập đoàn Trungnam Group là đơn vị từng thi công nhiều dự án lớn như: năm 2007, khởi công thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 2, với tổng mức đầu tư 3.665 tỷ đồng; năm 2008, thi công dự án khu công viên văn hóa đô thị Đà Lạt có vốn đầu tư 150 triệu USD, diện tích sử dụng gần 20 ha; năm 2010, thi công dự án Thủy Điện Krông Nô 2&3 có tổng mức đầu tư trên 1.850 tỷ đồng, tại hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng; năm 2011, thi công dự án Golden Hills có tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD nằm ở phía Nam đèo Hải Vân và phía Bắc thành phố Đà Nẵng; năm 2013, thi công dự án nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế có tổng mức đầu tư 2.689 tỷ đồng; năm 2014 thi công dự án di dời đường dây 110 qua khu vực dự án khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú và khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh có tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng; năm 2015, thi công dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông cuối tuyến theo hình thức BOT có tổng mức đầu tư 7.662 tỷ đồng với quy mô rộng 25 m, dài 5,4 km, được thiết kế 4 làn xe với vận tốc tối đa 100km/h. 

Nên đọc
Hoàng Kiểm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo