Đại gia địa ốc đua độ ‘hot’ cùng đại gia ngân hàng
Mặc dù VN-Index đang điều chỉnh nhưng một số cổ phiếu ngân hàng vẫn đang có đà tăng trường rất tốt. Tuần này, cổ phiếu địa ốc đua độ “hot” cùng cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, đáng kể nhất là OGC của công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương.
Trong 5 phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu OGC có tới 4 phiên tăng trần. Kết thúc tuần giao dịch, OGC tăng 300 đồng/CP, tương ứng 11,5% lên 2.900 đồng/CP. Nhờ đà tăng này, vốn hóa thị trường của tập đoàn Đại Dương có thêm 90 tỷ đồng.
Trong những phiên gần đây, OGC được nhà đầu tư “săn” khá nhiều. Tại thời điểm cuối phiên 19/6, có tới gần 12 triệu cổ phiếu OGC được chuyển nhượng thành công. Trên bảng giao dịch điện tử, dư mua OGC ở mức giá trần lên tới hơn 10 triệu đơn vị.
Không có chuỗi ngày tăng trần liên tiếp như OGC nhưng một số cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ được độ “hot” nhất định. Tuần này, MBB của ngân hàng Quân đội “lên ngôi” khi có một phiên giao dịch đột biến cả về điểm số cũng như giao dịch.
Tuần này, MBB là một trong những cổ phiếu được chú ý trên thị trường. Ngày 15/6,MBB khiến nhà đầu tư ngỡ ngàng khi bất ngờ tăng trần, tăng 900 đồng/CP lên 14.800 đồng/CP. Khối lượng giao dịch tăng gấp 10 lần so với phiên trước đó lên hơn 10 triệu đơn vị.
MBB tăng ấn tượng sau khi công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) đưa ra dự báo rất lạc quan về MBB. Theo BSC, lợi nhuận sau thuế năm 2015 của MBB có thể tăng 4,31%, đạt 2.554 tỷ đồng, tương đương EPS 2015 là 2.070 đồng/CP (sau khi trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo thông tư 200). Tốc độ tăng trưởng trung bình 2014-2019 là 7,14%, đạt 3.417 tỷ đồng vào năm 2019.
Thông tin này không giúp MBB tăng khá ấn tượng. Tuy nhiên, trong phiên 19/6, MBB bất ngờ đảo chiều giảm nhẹ. MBB sụt giảm trước thông tin Quỹ Đầu tư Chứng khoán Con hổ Việt Nam và công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB đã bán ra gần 3 triệu cổ phiếu MBB.
Dù vậy, tính chung cả tuần, MBB vẫn tăng 1.100 đồng/CP lên 15.000 đồng/CP. Đà tăng này giúp vốn hóa thị trường ngân hàng Quân đội tăng 1.275,33 tỷ đồng lên 17.391 tỷ đồng.
Suốt nhiều tháng qua, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh mẽ trở lại. Vì vậy, cú bứt phá của MBB cũng là điều không khó để lý giải. Song MBB không phải “cổ phiếu vua” duy nhất tạo được ấn tượng. Ngày 19/6, STB lại trở thành “thỏi nam châm” khi có khối lượng giao dịch tăng đột biến.
Trong phiên cuối tuần, có tới 24,4 triệu cổ phiếu STB được nhà đầu tư trong nước khớp lệnh. Trong khi đó, khối ngoại mua vào 24,33 triệu cổ phiếu. Điều đáng nói, ở các phiên trước đó, chỉ có khoảng 600.000 đơn vị STB được khớp lệnh thành công.
Khối lượng giao dịch đột biến giúp STB đảo chiều từ giảm nhẹ thành tăng 500 đồng/CP lên 19.000 đồng/CP. Sau 1 tuần giao dịch, STB có thêm 600 đồng/CP và chốt tuần ở mức 19.000 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của ngân hàng Sacombank tăng 745,5 tỷ đồng lên 21.707,72 tỷ đồng.
Các cổ đông lớn của Sacombank là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ đà tăng này của STB. Cụ thể, ông Trần Phát Minh, cổ đông cá nhân lớn nhất có thêm 32,9 tỷ đồng vào khối tài sản 1.042 tỷ đồng. Đây cũng là số tiền mà ông Trầm Trọng Ngân, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phương Nam có thêm.
Hiện ông Ngân đang sở hữu khối tài sản trị giá 1.040 tỷ đồng. Ông Ngân và ông Minh đang đứng ở 2 vị trí cuối cùng trong Top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Không thuộc 2 ngành hot là ngân hàng và địa ốc nhưng cổ phiếu HSG của Tôn Hoa Sen vẫn được nhà đầu tư chú ý vì những lùm xùm quanh ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Hoa Sen. Dù ông chủ dính tin đồn không hay nhưng HSG vẫn thẳng tiến.
Sau 1 tuần giao dịch, HSG tăng 1.200 đồng/Cp lên 42.400 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của Tôn Hoa Sen có thêm 121 tỷ đồng. Khối tài sản của ông Lê Phước Vũ tăng 19 tỷ đồng lên 673 tỷ đồng. Hiện ông đang đứng ở vị trí 25 trong dạnh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Trước đây, ông thường xuyên đứng trong Top 10.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'