Đang điều tra các doanh nghiệp viễn thông bắt tay chi phối thị trường
Thứ trưởng Lê Nam Thắng chủ trì buổi họp báo chiều 8.11.
Doanh nghiệp viễn thông đang lỗ nặng?
Về sở cứ điều chỉnh giá cước, ông Lê Nam Thắng - Thứ trưởng Bộ TTTT lý giải: “Thực hiện chủ trương “từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của DN trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế” được quy định tại Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020”, đầu năm 2013 Bộ TTTT đã chỉ đạo các DN viễn thông rà soát giá cước, báo cáo giá thành và xây dựng phương án điều chỉnh giá cước đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Theo đó trong tháng 8-9.2013 các DN thống lĩnh thị trường (Viettel, Mobifone, Vinaphone) đã gửi hồ sơ đăng kí điều chỉnh giá cước. Việc điều chỉnh giá cước là chủ trương của Chính phủ, giá cước phải bảo đảm trên cơ sở giá thành”.
Thứ trưởng Bộ TTTT nhận định có thể sang năm giá cước sẽ giảm: “Gốc của vấn đề là giá thành rồi cũng sẽ giảm khi mà người dùng tăng, các DN khấu hao được đầu tư, cũng chưa biết được sang năm giá thành lại giảm đi. Việc tăng giảm giá hãy coi là hoạt động bình thường của DN”.
Tại cuộc họp ông Phạm Hồng Hải - Cục trưởng cục Viễn Thông (Bộ TTTT) cho biết: “Khi thẩm định việc đăng ký điều chỉnh giá cước dịch vụ 3G của các DN, Bộ TTTT đã căn cứ vào các quy định của pháp luật về viễn thông, về giá, cạnh tranh và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Về giá thành, theo DN báo cáo giá thành của DN đã được Bộ TTTT xác nhận thì giá thành trung bình kế hoạch của năm 2013 đối với dịch vụ dữ liệu 3G là 167,66 đồng/MB trong khi mức giá cước trung bình trên thị trường là 100 đồng/MB, chỉ bằng 54% giá thành.
Đang điều tra ND bắt tay chi phối thị trường?
So sánh giá cước Việt Nam với khu vực và thế giới, theo đại diện của Bộ TTTT, giá cước dịch vụ dữ liệu 3G của thị trường Việt Nam sau khi điều chỉnh trung bình là 111 đồng/MB chỉ bằng 34,9%mức giá cước trung bình cửa khu vực Asean (318 đồng/MB). Nếu so sánh tương đối theo thu nhập quốc dân bình quân đầu người thì mức giá cước của Việt Nam chỉ bằng 18% (trả trước) đến 27% (trả sau) so với mặt bằng chung thế giới.
Thứ trưởng bộ TTTT cho rằng, khác với các ngành khác, khi ngành viễn thông đầu tư vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, thì nhà nước không hỗ trợ mà do DN tự cân đối và phải bỏ ra. Hơn nữa trong số những người sử dụng viễn thông, việc tăng giá cước 3G chỉ ảnh hưởng đến 8,66% thuê bao (bị tăng giá) và hơn 90% thuê bao còn lại là không chịu ảnh hưởng, với con số bị ảnh hưởng Bộ TTTT thấy rằng điều này là phù hợp nhằm để DN cân đối nguồn thu”.
Như vậy theo khẳng định của Bộ TTTT, việc điều chỉnh giá cước dịch vụ 3G vừa qua là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và thực tiễn, phù hợp với chủ trương định hướng của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ TTTT và các quy định pháp luật về viễn thông và về giá.
Việc cả 3 DN viễn thông lớn đều tăng giá cùng thời điểm và cùng giá cước đang khiến cho dư luận băn khoăn rằng các DN đang bắt tay cùng chi phối thị trường. Về vấn đề này Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng: “DN có lợi dụng chủ trương của Chính phủ để bắt tay nhau cùng chi phối thị trường hay không, để làm rõ điều này Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương kiểm tra làm rõ. Hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành kiểm tra, nếu đúng là có hiện tượng như dư luận nghi vấn, các DN sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luận. Hiện nay Bộ TTTT cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương nên chúng tôi cũng chưa thể khẳng định được điều gì, cần phải chờ sau khi có kết luận cuối cùng”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024