Đặng Lê Nguyên Vũ: Sáng tạo có trách nhiệm
Vì sao ông đã không xây dựng công ty của mình theo những nguyên tắc kinh tế thuần túy mà coi văn hóa và các giá trị cộng thêm như là chìa khóa cho sự tăng trưởng?
Tôi hiểu câu hỏi của ngài, với tôi chính câu hỏi đó đã chứa đựng câu trả lời. Trước hết, sự khác biệt ở đây nằm ở chính yếu tố văn hóa. Đối với lối tư duy tổng hợp của người Việt Nam chúng tôi thực sự sẽ không có khái niệm kinh tế thuần túy
Bản thân mỗi hoạt động đều không thể vận hành riêng biệt nếu thiếu những lĩnh vực và hoạt động khác, mọi sự vật và hiện tượng đều có liên hệ với nhau và không thể tách rời. Vì vậy, trong kinh tế nhất định phải có văn hóa và các giá trị cộng thêm khác.
Ở bên ngoài Việt Nam đã là rất khó để nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là một động lực chính cho thành công lâu dài của doanh nghiệp, nhưng làm sao ông đã có thể thành công về điều này trong bối cảnh như ở Việt Nam?
Thế giới đang biến đổi và biến đổi rất nhanh và sự biến đổi đó được gọi tên là toàn cầu hóa. Nhưng cái quy luật hoặc động lực thật sự dẫn dắt toàn cầu hóa là gì thì dường như cả thế giới còn chưa tìm được một khái niệm xác thực. Theo chúng tôi, thế giới toàn cầu hóa đang ở trong một giai đoạn được gọi là “hài hòa hóa”.
Vì sao là hài hòa hóa? Vì sự mưu cầu lợi ích vật chất và tư duy phân tích dẫn dắt thế giới phát triển rất nhanh trong hai thập kỷ gần đây đã tạo ra một thực tế là toàn thể nhân loại đang phải đứng trước những cuộc khủng hoảng đan xen ở cấp độ toàn
Trong lĩnh vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với động lực kinh tế tài chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa
Đặng Lê Nguyên Vũ |
cầu về kinh tế - tài chính, môi trường và biến đổi khí hậu, năng lượng, lương thực, dân số, y tế, xung đột tôn giáo và sắc tộc, nguy cơ của chiến tranh hủy diệt,...
Do đó, khả năng tìm ra sự hài hòa hay điểm cân bằng của các yếu tố xung đột để hướng đến phát triển sẽ trở thành động lực và quy luật dẫn dắt thế giới ở mọi cấp độ.
Ở trong lĩnh vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với động lực kinh tế tài chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa hóa nói trên, thậm chí, có nơi chốn và thời điểm động lực trách nhiệm xã hội có thể và cần thiết trở thành động lực mang tính dẫn dắt.
Lại nói trên góc độ văn hóa, nếu nghiên cứu sâu về văn hóa Á Đông ngài sẽ thấy mỗi ngành nghề của chúng tôi đều có một triết lý nhân sinh. Chúng tôi cũng có cho mình một triết lý dẫn dắt. Đó là triết lý cà phê, và giá trị trung tâm của triết lý này mà chúng tôi cam kết cũng như muốn mang đến cho mọi người thông qua cà phê chính là trạng thái “sáng tạo có trách nhiệm”.
Ông cho rằng quá trình ông gọi là hài hòa hóa đó sẽ tạo ra hòa bình và phát triển cho thế giới, vậy theo ông, đâu là những điểm tạo nên sự hài hòa cho cục diện thế giới hiện nay?
Tôi cho rằng thế giới hiện nay đang cần phải tìm ra điểm hài hòa cho hai chiều kích là dạng thức quyền lực giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm và nguồn gốc văn minh giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.
Xu hướng dịch chuyển ai cũng thấy đó là từ quyền lực cứng sang quyền lực mềm, từ phương Tây đang chiếm ưu thế sang sự phục hưng của phương Đông. Nhưng, điểm hài hòa đích thực ta chỉ tìm ra khi ta kết hợp hai chiều này lại thành một ma trận phát triển, và khi đó sẽ phát hiện được những điểm mất căn bằng quan trọng.
Roland Schatz - Chủ tịch tập đoàn Truyền thông quốc tế Media Tenor International / InnoVatio Verlag. |
Ông đã biến Trung Nguyên trở thành công ty cà phê số 1 ở Việt Nam và còn xa hơn thế. Điều gì khiến ông nghĩ rằng thế giới sẽ sẵn sàng để chuyển từ Starbucks và Nestlé qua Trung Nguyên?
Trước hết, tính đa dạng tạo nên sự hài hòa. Mọi sự độc quyền và độc tôn đều là không tốt. Trong ngành cà phê và văn hóa cà phê cũng vậy. Thế giới cần sự đa dạng và đa sắc của cà phê của phong cách và văn hóa cà phê cũng giống như chúng ta cần bảo về sự đa dạng trong thế giới sinh học. Đó là điều thế giới cần, cà phê thế giới không chỉ là Starbucks hoặc Nestlé.
Sau nữa, quá trình cạnh tranh của thế giới hiện nay có thể tạo ra các đối thủ cạnh tranh lớn và không loại trừ. Ví dụ rõ nhất là trong thế giới internet, chúng ta đã chứng kiến ít nhất bốn cuộc cách mạng trong vòng trên dưới hai thập kỷ. Microsoft tạo ra cuộc cách mạng về trình duyệt với IE, Yahoo tạo ra hộp thư cá nhân, Google sắp xếp và tìm kiếm, và gần nhất là Facebook đã xã hội hóa internet.
Trong ngành cà phê, chúng tôi có cho mình lối đi riêng, chúng tôi đang chuẩn bị cho một góc nhìn mới, một lựa chọn mới cho cộng đồng cà phê thế giới. Và như ngài nói, nó có nhiều điểm nằm khá sâu trong cái gọi là kinh tế thuần túy, cạnh tranh thuần túy nên cho phép chúng tôi được giữ chút bí mật cho câu hỏi này.
(Nội dung bài viết đã được xuất bản và trình bày tại Hội nghị báo cáo hòa bình toàn cầu 2012, diễn ra một tuần sau Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ).
Roland Schatz thực hiện
Theo Tia sáng
End of content
Không có tin nào tiếp theo