Quốc tế

Đặt THAAD tại Hàn Quốc là "đổ thêm dầu vào lửa"?

(DNVN)-Ngày 29/4, Nga và Trung Quốc lại lên tiếng thúc giục Mỹ không lắp đặt một hệ thống chống tên lửa mới tại Hàn Quốc, sau khi Washington tuyên bố đã tiến hành hội đàm với Seoul sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên.

Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sau khi Triều Tiên thử bom hạt nhân lần thứ tư hôm 06/01 và tiến hành các vụ thử tên lửa. 

Một tên lửa đánh chặn THAAD được quân đội Mỹ phóng thử thành công (Ảnh Reuters)

Các vụ phóng tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng vi phạm nghị quyết trừng phạt của LHQ vốn được Nga và Trung Quốc

ủng hộ. Giới chức Mỹ Hàn Quốc đã bày tỏ quan ngại rằng, Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm trước thềm Đại hội Đảng khai mạc vào ngày 06/5 tới. 

Quân đội Mỹ cho biết, dường như Triều Tiên đã thử hai tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày 28/4, tuy nhiên cả hai hỏa tiễn đều rơi sau khi rời bệ phóng. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Mỹ nên tôn trọng "những lo ngại chính đáng" của Trung Quốc và Nga về hệ thống tên lửa này. 

"Động thái này vượt quá nhu cầu phòng thủ của các quốc gia liên quan. Nếu THAAD được triển khai, nó sẽ tác động trực tiếp tới an ninh chiến lược của Nga và Trung Quốc", Ngoại trưởng Vương Nghị nói. 

 

"Không chỉ đe dọa đến nghị quyết trừng phạt bán đảo này về vấn đề hạt nhân, rất có thể nó sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa' trong bối cảnh tình hình đã căng thẳng sẵn, và thậm chí phá hủy thế cân bằng chiến lược trên bán đảo này", ông Vương Nghị nói thêm.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, các hành động của Triều Tiên không nên được sử dụng như một cái cớ để thực hiện các động thái sẽ làm leo thang căng thẳng, đặc biệt là việc Mỹ triển khai một hệ thống chống tên lửa. 

Việc Bình Nhưỡng có tham vọng phát triển khả năng vũ khí hạt nhân đã khiến Trung Quốc - quốc gia hậu thuẫn về kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Triều Tiên - tức giận. Tuy nhiên, Bắc Kinh lo ngại THAAD và radar trang bị cho hệ thống tên lửa này có tầm bắn vượt quá bán đảo Triều Tiên và vươn tới Trung Quốc.

Hôm 28/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng, Bắc Kinh sẽ không cho phép nổ ra chiến tranh hay hỗn loạn trên bán đảo Triều Tiên. 

Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh sau khi cuộc xung đột giữa họ từ năm 1950 đến 1953 chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải là một thỏa thuận đình chiến. Triều Tiên tường dọa sẽ tiêu diệt hàn Quốc và Mỹ - đồng minh chính của Seoul.

 

Nên đọc
NM (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo