Dầu rớt giá ảnh hưởng ra sao đến chính trị và kinh tế thế giới?
Hãng tin VOV Hoa Kỳ dẫn quan điểm của chuyên gia kinh tế chính trị Edward Turzanski của Đại học La Salle thì thị trường dầu đang chứng kiến sản lượng tăng vọt trong ngành sản xuất dầu của Hoa Kỳ do việc áp dụng các kỹ thuật mới. Ông nói:
"Sự gia tăng sản lượng làm thay đổi thị trường năng lượng thế giới cũng như sẽ đóng vai trò có tính cách hệ quả về địa chính trị."
Sự thay đổi đó diễn ra trong bối cảnh các nhà kinh tế nói rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại ở châu Âu và châu Á đang cắt giảm số cầu về năng lượng vào thời điểm nguồn cung dầu dồi dào. Hai yếu tố này kết hợp lại đã đẩy giá dầu xuống.
Việc chi tiêu ít hơn cho năng lượng dẫn đến việc các gia đình có nhiều tiền hơn để mua các hàng hóa và dịch vụ khác, và việc này sẽ giúp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước.
Tuy nhiên giá dầu thấp có thể làm suy yếu những nền kinh tế cũng như quyền lực chính trị của các nước xuất khẩu dầu như Ả Rập Xê Út, Iran và Nga.
Sản lượng dầu tăng nhờ các kỹ thuật như kỷ thuật thủy áp để thu khối dầu mà các phương pháp khác không khai thác được, tuy nhiên sử dụng kỹ thuật này tốn kém hơn – khoảng từ giữa 50 đôla và 80 đôla cho một thùng dầu thô.
Theo phân tích gia Peter Rigby của công ty Standard and Poor thì chi phí sản xuất cao trong khi giá dầu thấp có thể khiến cho việc áp dụng các kỹ thuật này không có lời.
Ông nói: “Lượng dầu Hoa Kỳ sản xuất có thể sẽ giảm nếu giá dầu hạ xuống dưới mức hòa vốn trong hoạt động sản xuất dầu từ đá phiến tốn kém, và sẽ là nguyên nhân khiến các máy khoan này ngưng hoạt động.”
Lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo để thay thế dầu cũng sẽ khó cạnh tranh để có các khoản tiền đầu tư hơn nếu giá dầu hạ thấp và giữ ở mức đó.
Ông Lynch cho rằng có lẽ chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới với chi phí năng lượng thấp hơn, trong khi phân tích gia Rigby của công ty S&P nói rằng giá dầu sẽ còn trong tình trạng dễ biến động và dễ bị ảnh hưởng đối với những thay đổi kinh tế và tài chính toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo