Thu hồi 225 dự án "treo", chậm tiến độ ở Nghệ An
FPT Shop tham vọng cán mốc 200 cửa hàng gia dụng trong năm 2022 / “Ì ạch” giải ngân vốn đầu tư công: Gấp rút tháo gỡ các "điểm nghẽn"
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, từ năm 2012 đến nay, các đoàn liên ngành do UBND tỉnh thành lập đã tiến hành 674 lượt kiểm tra đối với 498 dự án. Trong đó đã chấm dứt hoạt động, thu hồi đất và hủy bỏ các văn bản pháp lý đối với 142 dự án; gia hạn tiến độ 199 dự án; cho phép tiếp tục thực hiện 56 dự án; xử lý khác đối với 101 dự án.
Hiện đã chấm dứt hoạt động thu hồi đất đối với 225 dự án với tổng diện tích quy hoạch là 120.821ha. Số dự án bị thu hồi tập trung chủ yếu ở các đô thị như TP Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai, nơi có các KCN, Cụm Công nghiệp đang hình thành và đi vào hoạt động.
Nhiều khu biệt thự bỏ hoang ở thị xã biển Cửa Lò (Nghệ An).
Đặc biệt trong số đó có không ít dự án “ôm” hàng nghìn m2 đất nhưng tiến độ thi công lại theo kiểu “rùa bò” hoặc cắm mốc phân định ranh giới rồi bỏ phí suốt hàng chục năm trời. Và, không ít dự án cố tình “găm” đất rồi âm thầm trao tay bán lại.
Các dự án treo, dự án chậm tiến độ đã và đang gây lãng phí tài nguyên, gây nợ đọng về thuế. Đặc biệt, thực trạng trên còn gây bức xúc trong dư luận và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Nghệ An.
Cụ thể, Dự án tư vấn và vậtlítrị liệu tâmlído Trung tâm tư vấn và trị liệu tâmlítại phường Nghi Hương (Cửa Lò) do tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư; Dự án Trung tâm hoạt động của Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia do Hội Phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia làm chủ đầu tư được cấp phép năm 2011; Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau tại huyện Thanh Chương, do Cienco 4 làm chủ đầu tư, với quy mô 1.532 tỉ đồng…
Chia sẻ với báo chí ông Nguyễn Xuân Đức, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho rằng: Các sở ban ngành địa phương cần nâng cao chất lượng thẩm định tham mưu chủ trương đầu tư các dự án nhằm đảm bảo chấp thuận các dự án có tính khả thi, sử dụng đất có hiệu quả, nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý dự án sau cấp phép; các sở, ngành, địa phương thực hiện quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là những vướng mắc do nguyên nhân từ phía các ngành, các cấp và các chính sách văn bản pháp luật ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm quản lý tổng thể các dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo