Đầu tư

Bình Dương: Thu hút đầu tư nước ngoài tăng 46% trong đại dịch

DNVN – Bình Dương đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca dương tính với COVID-19 tăng lên mỗi ngày, nhưng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được 1,41 tỷ USD (đạt 78,3% kế hoạch và tăng 46% so với cùng kỳ). Lũy kế toàn tỉnh có 3.982 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 36,79 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh.

Bình Dương: Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả cao / Hải quan Bình Dương thông quan hàng hoá trị giá hơn 120 triệu USD trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Tỉnh Bình Dương xuất hiện ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên vào ngày 31/1/2021, lũy kế đến nay đã có 1.506 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Riêng trong đợt dịch thứ 4, tính đến hết ngày 12/7, toàn tỉnh ghi nhận 1.628 ca mắc trong cộng đồng ở 9/9 huyện, thị, thành phố, 2 ca tử vong; trong đó có 772 ca bệnh ở 48 công ty trong và ngoài khu công nghiệp.

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn cố gắng ổn định sản xuất, kinh doanh.

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn cố gắng ổn định sản xuất, kinh doanh.

Từ ngày 14/6 đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại nhiều công ty đan xen với các khu nhà trọ đông công nhân lưu trú; những ca bệnh này được phát hiện ở 46 ổ dịch, chuỗi lây nhiễm có nguồn lây từ TP Hồ Chí Minh với biến chủng virus Delta, trong đó có 4 ổ dịch đã được kiểm soát; 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, 20 ổ dịch trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ các ổ dịch tại TP Hồ Chí Minh và 12 ổ dịch chưa rõ nguồn lây qua test nhanh tại các cơ sở y tế.

Bình Dương có 29 khu công nghiệp với 50.000 doanh nghiệp, hơn 1,2 triệu lao động đến từ nhiều tỉnh, thành. Nhiều khu nhà trọ đan xen các nhà máy, xí nghiệp. Hơn nữa, tỉnh là địa phương tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), có rất nhiều người đi lại, giao thương hàng ngày, đặc biệt là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, nên nguy cơ tiềm ẩn phát sinh ca bệnh xâm nhập là rất lớn.

Điều đáng ghi nhận là mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, nhưng tình hình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt kết quả rất khả quan. 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn gấp 1,3 lần vốn đăng ký mới và doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn tại các dự án đầu tư tăng gấp 1,8 lần vốn đăng ký mới.

Tính đến hết tháng 6/2021, Bình Dương đã thu hút được 56.337 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 76% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó có 3.428 doanh nghiệp thành lập mới và 638 doanh nghiệp tăng vốn. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 52.117 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký 495.703 tỷ đồng. Bình Dương tiếp tục đứng thứ 3 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) về số doanh nghiệp thành lập mới, cũng như lũy kế doanh nghiệp đã đăng ký.

 

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được 1,41 tỷ USD (đạt 78,3% kế hoạch và tăng 46% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, tỉnh có 3.982 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 36,79 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước sau TP Hồ Chí Minh.

Trong 6 tháng qua, toàn tỉnh có 2.614 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng có 794 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 50,4% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn là 91 doanh nghiệp, tăng 60% so với cùng kỳ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác thực hiện “mục tiêu kép” tại Nhà máy sữa Việt Nam (Vinamilk), đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác thực hiện “mục tiêu kép” tại Nhà máy sữa Việt Nam (Vinamilk), đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì rất tốt so với bối cảnh chung của vùng và cả nước, tăng đều các lĩnh vực từ 13-15%. Đáng ghi nhận là với gần 70% số lượng doanh nghiệp hiện có thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuận lợi đã đem lại kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn hẳn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2020 và cao nhất trong các tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương dự báo, tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, như: Nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thiếu lao động, thiếu nguyên liệu sản xuất; doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí phải tạm ngưng hoạt động.

“Trước tình hình đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt phòng chống, ứng phó với diễn biến của dịch với kịch bản ở mức cao hơn. Song song với đó là tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe và đời sống của nhân dân”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhấn mạnh.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm