Đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông, châu Phi
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hơn 200 đại biểu là các đại sứ, đại diện đại sứ quán các nước khu vực Trung Đông, châu Phi tại Việt Nam; đại diện các bộ, ngành liên quan và nhiều địa phương trong cả nước; các hiệp hội, DN Việt Nam và các nước khu vực hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu nông, thủy sản.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam khẳng định, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế là một trọng tâm công tác của Bộ Ngoại giao. Bộ và các cơ quan hữu quan Nhà nước luôn sát cánh, đồng hành hỗ trợ DN thành công trong quá trình phát triển, mở rộng thị trường và hội nhập sâu rộng với thế giới.
Đại diện các Bộ: Công Thương, NN&PTNT, Nội vụ, Ngoại giao đã trình bày về tiềm năng và cơ hội xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Đông, châu Phi và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng nông thủy sản vào thị trường khu vực; thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam với khu vực; về vai trò của giấy chứng nhận Halal trong việc xuất khẩu nông thủy sản sang khu vực Trung Đông và công tác ngoại giao kinh tế đồng hành cùng DN.
Đại diện các cơ quan đại diện ngoại giao và DN các nước Nam Phi, Angola, Iran và Israel cũng thông tin về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này với Việt Nam.
Với dân số trên 1,6 tỷ người, Trung Đông, châu Phi là thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Thời gian qua, một số sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Trung Đông, châu Phi như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, tôm và cá tra…
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang khu vực vẫn còn rất khiêm tốn nếu so sánh với các thị trường truyền thống khác và chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu nông sản, thực phẩm của khu vực Trung Đông, châu Phi là 81 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2025. Hoạt động xuất khẩu nông sản của DN Việt sang khu vực này thời gian qua cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế nhất định.
Từ thực trạng trên, các DN đã đối thoại cùng đại diện các bộ, ngành về một số kiến nghị, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như: Xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu tại thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong vấn đề chứng nhận Halal, tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan ngoại giao và thương vụ với DN về thị trường và đối tác khu vực, mở rộng mạng lưới hợp tác với các ngân hàng uy tín của khu vực...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025