Thị trường

Đề xuất gói tín dụng 9.000 tỷ đồng cứu ngành chăn nuôi

Chiều 12/6, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, cơ quan này đang dự thảo báo cáo, đề nghị lãnh đạo Bộ kiến nghị Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 9.000 tỷ đồng để hỗ trợ, cứu ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn.

Theo ông Sơn, mặc dù quy định chung, hiện lãi suất cho ngành nông nghiệp trần là 15%, nhưng các trang trại, doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi này.

 

“Khoản tiền này sẽ hỗ trợ khoảng 3.000 trang trại đáo nợ, giãn nợ cho các khoản vay cũ, hỗ trợ lãi suất tiền vay, đầu tư cho chăn nuôi mà các trang trại nuôi trong khoảng một năm (từ tháng 6/2012 đến 6/2013).

 

Hỗ trợ cho các trang trại vay mới với lãi suất dưới 10% để tái đàn. Cùng đó, cục này cũng đề xuất giảm và miễn các loại phí, lệ phí về kiểm dịch trong vòng một năm, kể từ tháng 6/2012.

 

Theo ông Sơn, hiện khó khăn nhất với hệ thống trang trại chăn nuôi là tiêu thụ sản phẩm.

 

Theo khảo sát của Cục chăn nuôi, hiện hệ thống trang trại cũng đang rất khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng, những khoản vay trước đó, lại là lãi suất cao, 18% đến 20% trở lên.

 

Mặt khác, các ngân hàng rất ngại cho các cơ sở chăn nuôi vay, vì họ cho rằng, đây là ngành sản xuất rất rủi ro.

 

Hơn nữa, các trang trại không được dùng hệ thống tài sản như đất đai, trang trại, con giống, để làm tài sản thế chấp, nên họ vay được, thì đồng vốn cũng ít. Ít trang trai vay được vài ba tỷ, nhưng đầu tư cho một trang trại, thậm chỉ cả chục tỷ đồng.

 

Ông Sơn cho biết, hiện chăn nuôi đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thịt lợn và trứng gia cầm giá xuống rất thấp.

 

So với đầu năm nay, giá thịt lợn hơi giảm 17-20%, giá thịt gia cầm giảm 20-25%, đặc biệt giá trứng gia cầm giảm 38-45%, tùy từng vùng miền. Hiện, rất nhiều cơ sở chăn nuôi gia trại, trang trại giảm đản, nhiều cơ sở tính chuyện ngừng nuôi.

 

Do vậy, nếu không có biện pháp cấp bách tháo gỡ, 6 tháng cuối năm nay sẽ thiếu thịt, quay lại câu chuyện như nửa cuối năm ngoái phải cho nhập khẩu thịt.

 

Theo TP

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo