Đệm lót vi sinh - phương thức khử mùi trong chăn nuôi lợn sạch.
Vấn đề xử lí chất thải của ngành chăn nuôi lợn vẫn là mối lo của các cơ quan chức năng và người dân bấy lâu nay. Nguồn chất thải ô nhiễm này còn có nguy cơ gây bệnh cho vật nuôi, làm giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm. Nhận thấy vấn đề cấp thiết này, Trung tâm thông tin và ứng dụng thiết bị khoa học tỉnh Bình Thuận đã quyết định triển khai mô hình đệm lót vi sinh trong chăn nuôi lợn đến các cơ sở chăn nuôi trong địa bàn.
Loại đệm lót này chứa các nhóm vi sinh có chức năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng còn sót lại trong phân thành chất không mùi, từ đó ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh phát triển làm hại đàn lợn.
Gia đình đầu tiên ở huyện Đức Linh sử dụng mô hình này vào sản xuất là gia đình ông Trương Văn Hòa (xã Đức Hạnh, Đức Linh, Bình Thuận). Trước đây, với đàn lợn trên dưới 100 con, gia đình ông đã thực hiện nhiều biện pháp xử lí nhưng hiệu quả không cao. Sau khi nhiều lần tìm hiểu về các cách xử lí khác nhau, gia đình ông Hòa đã quyết định sử dụng đệm lót lên men để làm nền cho trang trại chăn nuôi lợn.
Sau một thời gian sử dụng, ông Hòa đánh giá rất cao mô hình sử dụng đệm lót này, số lượng lợn bị nhiễm bệnh hô hấp không còn nữa, số con bị các bệnh về móng cũng giảm đi một nửa. Khi đệm lót hết thời gian sử dụng, ông lấy chính lớp mùn đó là phân vi sinh phục vụ cho trồng trọt. Đưa vào sử dụng đệm vi sinh cơ sở chăn nuôi của ông tiết kiệm được một khoản chi phí lớn vì không phải bơm nước tắm lợn và rửa chuồng hàng ngày. Môi trường sống đã được cải thiện rất nhiều khi không còn mùi khó chịu từ những chuồng lợn này mang lại.
Loại đệm lót này sử dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương là bột bắp, mùn cưa, trấu... Sau khi trộn đều các nguyên liệu này với nhau cần tưới nước cho ướt nền, tưới lên chúng một dung dịch men và rắc phấn cám được trộn với men vi sinh, trộn chúng đều với lớp nền trước, dùng “nilon” đậy lại từ 2 đến 3 ngày, bỏ tấm “nilon” và xới lên, để một trong một giờ thì có thể thả lợn vào nuôi. Thời gian sử dụng của tấm đệm này được tới 4 năm, có thể sử dụng nhiều lần cho các lứa lợn sau.
Với diện tích 20m2, gia đình ông Hòa bỏ ra chi phí khoảng 3 triệu đồng để đầu tư vào làm đệm lót vi sinh. Đổi lại loại đệm này tiết kiệm được chi phí điện, nước vì không phải phun rửa chuồng trại và tắm cho lợn mỗi ngày, cách 1 – 2 ngày mới phải đảo một lần để vi sinh vật có thể phân hủy được chất thải. Với lớp mùn dày phía dưới, lớp đệm này còn có thể giữ nhiệt cho đàn lợn vào mùa lạnh, cho lợn điều kiện phát triển ít mầm bệnh và nhiệt độ phù hợp.
Đầu tư chi phí cho mỗi đàn lợn khoảng 400.000 đồng, từ lứa lợn đầu tiên khi áp dụng mô hình đã cho gia đình ông và người dân xung quanh những phấn khởi. Cơ sở chăn nuôi nhà ông không còn có mùi hôi thối từ chất thải, giảm thiểu được chi phí vệ sinh hàng ngày, số con bị nhiễm các bệnh về móng, hô hấp giảm đi một nửa, lợn phát triển tốt, lông bóng mượt. Hết thời gian sử dụng, tấm đệm lót này sẽ trở thành một lượng phân vi sinh đáng kể phục vụ cho trồng trọt.
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn (Giám đốc Trung tâm ứng dụng thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận) thì chăn nuôi lợn trên loại đệm lót vi sinh này là giải pháp triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí cho nông nghiệp do tận dụng được lượng lớn phụ phẩm từ nông nghiệp và ngược lại.
Biện pháp nuôi lợn trên đệm lót là phương pháp mới đơn giản, ít chi phí đầu thư mà vẫn mang mại hiệu quả cao. Tỉnh Bình Thuận cũng đang xem xét hỗ trợ đầu tư để nhân rộng mô hình này thành mô hình sản xuất đại trà. Trong tương lai gần, mô hình chăn nuôi này không chỉ được sử dụng tại Bình Thuận mà còn được áp dụng trên cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông