Đến 15/3, Việt Nam xuất siêu 932 triệu USD
Như vậy, tính đến hết ngày 15/3/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 60,54 tỷ USD, tăng nhẹ 0,8% (tương ứng tăng 464 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Thống kê của Hải quan Việt Nam cũng cho biết, cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 3/2016 thặng dư 264 triệu USD, tính chung cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 3/2015 thặng dư 932 triệu USD.
Về xuất khẩu:
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 03/2016 đạt 7,06 tỷ USD, tăng 7% (tương ứng tăng 462 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 2/2016. Tính đến hết ngày 15/03/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt gần 30,74 tỷ USD, tăng 5,7% (tương ứng tăng 1,65 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Trong nửa đầu tháng 3/2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng so với kỳ 2 tháng 2 năm 2016 chủ yếu do tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng: hàng dệt may tăng 206 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 74 triệu USD; đá quý; kim loại quý và sản phẩm tăng 35 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 38 triệu USD; sắt thép các loại giảm 31 triệu USD; xơ, sợi dệt các loại giảm 21 triệu USD…
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 5,04 tỷ USD, tăng 3,4% (tương ứng tăng 165 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 02/2016 và chiếm 71,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong kỳ. Như vậy, tính đến hết ngày 15/3/2016 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 21,63 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Về nhập khẩu:
Theo Hải quan Việt Nam, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 03/2016 đạt gần 6,8 tỷ USD, tăng 2,2% ( tương ứng tăng 145 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 2. Tính đến hết ngày 15/3/2016 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,8 tỷ USD, giảm 3,8% (tương ứng giảm 1,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Kim ngạch nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 03/2016 tăng so với nửa cuối tháng 02/2016 chủ yếu ở một số mặt hàng sau: thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 57 triệu USD; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 52 triệu USD; săt thép các loại tăng 36 triệu USD; kim loại thường khác tăng 24 triệu USD… Bên cạnh đó, một số hàng có kim ngạch giảm là dược phẩm (37 triệu USD), Lúa mì (28 triệu USD), sữa và sản phẩm sữa (26 triệu USD),…
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 03/2016 đạt 4,14 tỷ USD, tăng 2,6% (tương ứng tăng 107 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 2/2016 và chiếm 60,9% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong kỳ này. Như vậy, tính đến hết ngày 15/3/2016 kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 17,94 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển