Xã hội

Điểm chuẩn đại học 2017: Mức cộng ưu tiên không công bằng

Thí sinh đạt 29,25, thậm chí đạt 30 điểm (đối với nữ khối trường công an) vẫn trượt nguyện vọng 1 cho thấy thí sinh chỉ cần ở khu vực ưu tiên may mắn hơn so với các thí sinh khác.

Năm nay, điểm thi đại học được cho là đạt mức kỷ lục. Nhiều thí sinh đạt điểm lên đến con số 29, thậm chí tuyệt đối 30 điểm nhưng vẫn có nguy cơ trượt. Những thí sinh có nguy cơ trượt nhất là ở khu vực 3 (thành phố lớn) bởi không có điểm cộng, theo tin tức trên báo Zing news. 

Nhiều thí sinh trên 29 điểm vẫn bị trượt vào ngành học yêu thích (Ảnh minh họa)

Cứ thử so sánh, thí sinh đạt điểm 30/30 nhưng không có điểm cộng, dự thi vào ngành công an với điểm chuẩn lên đến 30,5, thì vẫn không trúng tuyển. Một thí sinh khác ở khu vực một được 29 điểm, được cộng 1,5 điểm ưu tiên lại đỗ.

Điểm chuẩn năm nay của ngành Y đa khoa, ĐH Y Hà Nội là 29,25 điểm (cộng thêm tiêu chí phụ). Như vậy, số học sinh ở Hà Nội được học chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, có ngành lấy điểm chuẩn trên 30. Nghĩa là, nếu thí sinh đó ở thành phố và là thủ khoa đạt điểm tuyệt đối thì vẫn… trượt.

Theo chia sẻ của GS.TSKH Hà Huy Khoái, Ủy viên Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS ngành Toán học trên báo Dân trí, trước đây, khi kỳ thì đại học tách riêng kỳ thi tốt nghiệp, với mức độ khó cao hơn, học sinh được khoảng 13 điểm là đỗ, việc cộng 2 điểm chẳng hạn, là cộng thêm 15, 4% số điểm.

Khi tiến hành “2 trong 1”, thực chất học sinh nếu chỉ cần tốt nghiệp thì được khoảng 12 điểm (3 môn), kết hợp điểm tổng kết năm là đủ. Để đỗ đại học thì cần khoảng 15-18 diểm. Như vậy, chỉ tranh nhau “suất đại học” trong khoảng 3 đến 6 điểm. Nếu vẫn cộng 2 điểm như trước thì tức là đã cộng thêm 2 trong tổng số 3-6 điểm, tức là cộng khoảng 33,3% đến 66, 6% số điểm.

Theo tôi, có lẽ nên chăng cần có một sự điều chỉnh cho hợp lý. Chẳng hạn nếu như trước kia, ưu tiên 15% số điểm thì chỉ cộng thêm từ 0,45 đến 0,9 điểm là cùng.

 

Trong tổng số chỉ tiêu vào đại học, dành 50% để lấy theo số điểm, từ cao xuống thấp. Khoảng 50% còn lại được chia đều theo tỷ lệ học sinh các tỉnh.

Ở mỗi tỉnh sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp. Nếu tỉnh nào muốn bảo đảm sự công bằng trong tỉnh đó do điều kiện vùng miền, có thể lặp lại cách làm tương tự cho tỉnh mình. Làm như vậy các em giỏi ở các thành phố lớn không bị thiệt, mà bảo đảm công bằng xã hội hơn cách làm hiện nay.

Nếu lo ngại các em ở địa phương kém (rõ ràng là chỉ về trình độ tạm thời, chứ không phải về tư chất), tôi nghĩ có thể mở những lớp bồi dưỡng (dự bị) cho các em. Tất nhiên những con số phần trăm trong bài này còn phải cân nhắc cho thích hợp. Và mỗi phương pháp mới đều cần đi kèm những biện pháp mới để… chống tiêu cực. 

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Zing news, Dân trí)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo