Xã hội

Đình công, tại các nhà máy, quản lý như thế nào?

Ngày 30 ngày 30/12/2014, tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc sẽ diễn ra Hội thảo về Hệ thống quản lý xung đột hợp nhât tại nơi làm việc. Chương trình do Respect VN đồng phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội doanh nghiệp Tỉnh Vĩnh phúc tổ chức.

Một cuộc đình công của công nhân nhà máy giầy tại Quảng Ngãi.

Trong nhiều năm qua, vấn đề quan hệ lao động tại Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Từ năm 1995 đến năm 2013 có 5273 vụ đình công tự phát đã diễn ra và không có vụ nào đi theo đúng trình tự pháp luật.

 

Giữa tháng 5/2014, những vụ đình công liên tiếp tại các khu công nghiệp Bình Dương được cho là bị đẩy lên cao trào do tâm lý bức xúc tích tụ lâu ngày của hàng ngàn người lao động về đời sống sinh hoạt dưới tiêu chuẩn, điều kiện làm việc thiếu an toàn bình đẳng.

 
Qua khảo sát tại một số nhà máy, khi được hỏi, "Anh/chị làm gì nếu đình công diễn ra tại nhà máy của mình?" hoặc "Anh/chị sẽ làm gì nếu nhà máy mình bị tấn công như trong cuộc bạo động tháng 5/2014?". Phần lớn cán bộ nhân sự hoặc công đoàn trả lời không chắc chắn, tùy cơ ứng biến hoặc dựa vào kinh nghiệm thực tế. Nhưng tất cả đều tin rằng cần có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tranh chấp lao động, chứ không chỉ bị động xử lý tình huống khi đình công diễn ra...ví dụ như tăng cường đối thoại tại nơi làm việc ...
 
Vậy làm thế nào để đối thoại hiệu quả, trong khi không thể đo lường hiệu quả đối thoại giữa quản lý và hàng ngàn lao động? Chỉ có cơ chế họp tại doanh nghiệp, trong khi gần 50% lao động được hỏi chỉ muốn che giấu danh tính khi đối thoại? …
 
Mô hình "Quản lý xung đột hợp nhât tại nơi làm việc" của RespectVN có thể trả lời hầu hết các câu hỏi trên.
 
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo