Chân dung

Doanh nghiệp không thể thành công trong xã hội thất bại

Giáo sư Mark Kramer cho rằng, việc thực thi ý tưởng này không chỉ tạo nên sự thay đổi trong đường hướng kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn tạo ra những thay đổi khác như vai trò mới của các tổ chức xã hội.

 

Giáo sư Mark Kramer, giám đốc điều hành của Foundation Strategy Group cho biết: “Vai trò truyền thống của truyền thông, các tổ chức phi chính phủ (NGO) là giám sát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi thực thi việc tạo lập giá trị chung cho cộng đồng, truyền thông và NGO là các đối tác của doanh nghiệp. Mỗi bên có một thế mạnh. Trong khi doanh nghiệp có các nguồn lực về tài chính, nhân lực, thì truyền thông và NGO có được niềm tin của cộng đồng, khả năng kết nối”.
 

Từ các kết quả nghiên cứu thực địa ở nhiều nước, giáo sư Mark Kramer cho biết, có sự thay đổi từ các doanh nghiệp khi thực thi tạo lập giá trị chung cho cộng đồng. Chẳng hạn mô hình của FrieslandCampina trong phát triển hệ thống sản xuất bền vững. Ông dành cho phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuộc trao đổi ngắn.
 

Ở nước Mỹ, phong trào chiếm phố Wall vẫn tiếp diễn. Dưới cái nhìn của khái niệm tạo lập giá trị chung, ông nghĩ sao về phong trào chiếm lấy phố Wall?
 

Đó là sự phản ứng của xã hội trước thái độ bỏ qua của doanh nghiệp về ý tưởng tạo lập giá trị chung. Sự thờ ơ thể hiện rõ khi ngân hàng không phải chịu trách nhiệm gì trước hậu quả các khoản họ cho vay. Doanh nghiệp không quan tâm tới lợi ích xã hội mà cũng không để tâm đến lợi ích lâu dài của họ. Cho nên, phản ứng chiếm phố Wall là có thể hiểu được.
 

Sự khác biệt giữa tạo lập giá trị chung cho cộng đồng (CSV) và trách nhiệm xã hội (CRS)

Có sự chồng lắp giữa các khái niệm. Hai khái niệm này đều quan trọng, có những sự khác biệt. Khi một công ty cố gắng làm giảm tác động xấu trong hoạt động kinh doanh trong chuỗi giá trị của nó, thì đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khi công ty làm hơn thế, bắt đầu tham gia vào tạo và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới, tạo ra dịch vụ/sản phẩm để giải quyết vấn đề xã hội, thì đó là tạo lập giá trị chung cho cộng đồng.

Tôi nghĩ, thực thi tạo lập giá trị chung với doanh nghiệp là kết quả tác động nhiều chiều từ ngoài và từ nhu cầu bên trong của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong xã hội mà sự xoắn lồng giữa các thực thể như nhà nước, doanh nghiệp và xã hội chưa đủ chặt chẽ, vai trò giám sát không chặt chẽ, doanh nghiệp đâu có chịu nhiều áp lực để thực thi?

 

Tôi thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể tạo giá trị chung hành động dựa trên nhu cầu của họ. Với doanh nghiệp, có nhiều cách để thực thi như tạo ra sản phẩm mới, giải quyết nhu cầu của xã hội. Doanh nghiệp có thể hợp tác với nhà nước để cùng giải quyết các vấn đề của xã hội.
 

Ông có nghĩ cần có các kích thích để tạo nên sự thay đổi như vậy?
 

Tôi nghĩ động viên, khích lệ doanh nghiệp thực thi phải dựa trên tinh thần khuyến khích sự cạnh tranh. Doanh nghiệp phải cạnh tranh thành công vượt trên đối thủ qua việc đáp ứng nhu cầu, thách thức của cổ đông, các bên liên quan.

Thách thức không nhỏ, theo tôi, là lợi ích ngắn hạn có thể ảnh hưởng tới giá trị dài hạn. Chúng tôi chứng kiến sự chuyển dịch của các cổ đông trong thị trường chứng khoán về giá trị ngắn hạn đến giá trị dài hạn của doanh nghiệp tạo dựng bằng khả năng cạnh tranh lành mạnh.
 

Milton Friedman từng nói: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Ông nghĩ gì khi nói về tạo lập giá trị chung?
 

Friedman nói đúng nhưng chưa đủ. Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận nhưng lợi nhuận không đồng nghĩa với việc chăm chăm tối đa hoá lợi nhuận trong thời gian ngắn. Nó phải dựa trên sự thành công trong dài hạn. Để làm được điều này, phải thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường. Đây là điều mà Milton Friedman bỏ qua.

Theo SGTT

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo