Doanh nghiệp Nhà nước được bán nợ xấu
Theo đó, từ ngày 1-2-2014, doanh nghiệp Nhà nước được quyền bán nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được trên nguyên tắc đã trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho khách nợ.
Giá bán khoản nợ do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn hoặc mất khả năng thanh toán, phải phá sản, giải thể thì hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc và những người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo pháp luật.
Mặt khác, nghị định cũng quy định doanh nghiệp phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không quá 3 lần. Khi có nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư cho các dự án quan trọng, doanh nghiệp phải xây dựng phương án cụ thể, xác định rõ kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền trả nợ và báo cáo chủ sở hữu xem xét quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và hiệu quả.
Đặc biệt, để đảm bảo khả năng trả nợ, nghị định cũng nêu rõ doanh nghiệp chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi... sau khi thanh toán đủ khoản nợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Mỹ dự kiến áp dụng thuế đối ứng với Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?
Tỷ giá ngoại tệ ngày 4/4: Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng vọt
Giá heo hơi hôm nay 4/4/2025: Miền Bắc, Trung nhích nhẹ, miền Nam chững lại
Giá nông sản hôm nay 4/4/2025: Cà phê duy trì đà tăng nhẹ, hồ tiêu đứng giá ở mức cao
Mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ chưa phù hợp với thực tế hợp tác giữa hai nước

Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?