Doanh nghiệp nhà nước muốn chủ động thoái vốn
Theo các doanh nghiệp này, hiện nay doanh nghiệp nhà nước hầu như không được chủ động làm việc gì. Đầu tư, thoái vốn, nhân sự... tất cả đều phải xin và rất mất thời gian cho các thủ tục hành chính.
Việc đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải xin phép là cần thiết, nhưng ngay cả việc thoái vốn cũng phải xin khiến quá trình thoái vốn diễn ra chậm chạp. Khi doanh nghiệp quyết định thoái vốn theo chủ trương thoái vốn ngoài ngành kinh doanh chính, hoặc lĩnh vực họ làm ăn không hiệu quả thì nên để doanh nghiệp được chủ động làm, miễn sao làm đúng quy định không làm mất vốn nhà nước.
Khi thoái vốn, doanh nghiệp gặp một đối tác chấp nhận mua nhưng vì phải qua các thủ tục xin phép nên có thể mất cơ hội vì họ không thể chờ. Muốn một đề xuất được thông qua thì cần phải có ý kiến đầy đủ của các ban ngành liên quan. Nơi nào hiểu cho hoạt động của doanh nghiệp còn làm nhanh, có nơi không hiểu sẽ phải chờ đợi rất mất thời gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Triển khai đồng bộ 4 trụ cột thể chế để Việt Nam 'cất cánh'
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có sự phân hóa mạnh
Giá vàng ngày 19/5/2025: Vàng liệu có tiếp tục giảm trong tuần này?
Giá nông sản ngày 19/5/2025: Cà phê và hồ tiêu duy trì ở mức cao
Giá heo hơi ngày 19/5/2025: Ổn định trên cả nước

Giá ngoại tệ ngày 19/5/2025: USD đi ngang