Doanh nghiệp Nhật cân nhắc rút khỏi Trung Quốc
Khảo sát được thực hiện trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua vì tranh chấp quần đảo Sankaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Những cuộc biểu tình trên nhiều tuyến phố ở Trung Quốc buộc một số doanh nghiệp Nhật Bản tạm ngừng hoạt động ở thị trường đông dân nhất thế giới, và giá cổ phiếu của những công ty đang làm ăn tại Trung Quốc cũng rớt thê thảm.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 31/8 đến 14/9, nhận được câu trả lời từ 260 doanh nghiệp quy mô lớn và trung bình, được thực hiện trước khi xảy ra các cuộc biểu tình rầm rộ, khiến nhiều nhà xưởng, cửa hàng và nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc bị đập phá.
Các doanh nghiệp trong ngành bán buôn, phương tiện vận tải và thiết bị điện tử bi quan nhất về hậu quả của quan hệ ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc và các nước châu Á.
"Chúng tôi bị kẹt ở hải quan mặc dù chúng tôi thực hiện đúng quy trình xuất khẩu", một công ty cơ khí Nhật Bản nói.
Một doanh nghiệp cơ khí vận tải than phiền họ không được tham gia đấu thầu. "Chúng tôi phải cân nhắc việc đóng cửa cơ sở ở Trung Quốc và rút đội ngũ về nước", một công ty chế tác kim loại cho biết.
Tranh chấp chủ quyền biển đảo Trung Quốc - Philippines
Ngày 21/9, báo Philippines PhilStar đưa tin Bộ trưởng Nội vụ Philippines Manuel Roxas II tuyên bố chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino sẽ không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough và một số khu vực biển đảo khác tranh chấp với Trung Quốc. T rước đó, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines nói rằng, Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes đã được "ủy quyền" tổ chức cuộc thương lượng ngầm với giới chức Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp Scarborough trên biển Đông.
|
Theo TPO
End of content
Không có tin nào tiếp theo