Doanh nghiệp trong nước cũng được lợi từ FDI
Tại buổi tọa đàm “Giải pháp tăng cường chính sách hỗ tợ, đầu tư phát triển và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” vừa diễn ra tại Hà Nội, các doanh nghiệp FDI cho rằng họ còn gặp nhiều rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Nút thắt về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính là những rào cản chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài phân vân nhiều nhất trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư kinh doanh chồng chéo cũng là những nguyên nhân không nhỏ cản trở đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua.
Việc thu hút nguồn vốn FDI có xu hướng tăng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển |
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có quá nhiều giấy phép con gây khó khăn cho việc đầu tư; một số quy định hiện hành chưa phù hợp như chính sách ưu đãi đầu tư, quy định về quản lý lao động, chuyển giao công nghệ… còn có khoảng cách lớn giữa các quy định pháp luật và việc thực thi chính sách ở địa phương, dễ gây nản lòng các nhà đầu tư.
Ông Hoàng cho rằng để cải thiện tình hình thu hút đầu tư FDI cần sửa lại luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các pháp luật liên quan, cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng chính sách để thu hút FDI trong nông nghiệp. Rà soát để loại bỏ giấy phép con và giảm số lượng lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Điều chỉnh quy định về công nghệ và chuyển giao công nghệ. Nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật.
Với kiến nghị tập trung phát triền ngành công nghiệp hỗ trợ, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ tính riêng về số lượng doanh nghiệp đã có những thay đổi phản ánh thực trạng của nền kinh tế. Ví dụ như năm 2013, có 76.955 doanh nghiệp được đăng kí thành lập mới với số vốn bình quân là 5,18 tỷ/doanh nghiệp, trong khi đó có tới 60.737 doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2012.
Vì vậy, để tận dụng được cơ hội phát triển cùng doanh nghiệp FDI, ông Thiên cho rằng các doanh nghiệp trong nước cần phải chủ động tự nâng cấp doanh nghiệp về công nghệ, phương thức quản lý, văn hóa kinh doanh,… để tăng cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, cần tăng cường các hoạt động giao lưu tiếp xúc thông qua các cơ quan, tổ chức về xúc tiến đầu tư, các hội nghị, hổi thảo, hội trợ quốc tế… để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến các đối tác nước ngoài.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước gặp khó khăn, thì việc thu hút nguồn vốn FDI có xu hướng tăng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần phải đẩy mạnh hoạt động kết nối với đối tác nước ngoài để hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI, sản xuất các linh kiện đầu vào cho các doanh nghiệp FDI lớn. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận các thông tin về đối tác đầu tư, lĩnh vực đầu tư; học hỏi doanh nghiệp nước ngoài về kinh nghiệm quản lý,phương thức kinh doanh; được chuyển giao công nghệ trong quá trình liên kết với các doanh nghiệp FDI.
“Tính đến tháng 7/2014, có tới 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, 16.813 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 242,4 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 118 tỷ USD. Trong ba năm gần đây, cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất điện, nước và công nghiệp chế biến, chế tạo”, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài |
End of content
Không có tin nào tiếp theo