Đầu tư

Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực trong thu hút FDI

Mặc dù vị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng thu hút FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng.

Đà Nẵng dừng chủ trương xây dựng chợ Cồn thành Trung tâm thương mại / Đầu tư gì với 14 tỷ đồng để thu lãi cao nhất trong 6 tháng qua?

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD, chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Dây chuyền sản xuất bản mạch điện tử tại Công ty TNHH Nexcon Việt Nam, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN.

Dây chuyền sản xuất bản mạch điện tử tại Công ty TNHH Nexcon Việt Nam, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hơn 5,4 tỷ USD, chiếm hơn 38% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với hơn 1 tỷ USD... “ Dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế trong tương lai”, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết.
Theo đó, không chỉ tăng về tổng vốn, nhiều dự án trị giá tỷ USD đã được cấp phép từ đầu năm tới nay. Cụ thể, tháng 3/2021, tỉnh Long An trao quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư 3,1 tỷ USD. Dự kiến, nhà máy điện Long An I sẽ đi vào vận hành tháng 12/2025, nhà máy điện Long An II vận hành vào tháng 12/2026.
Thành phố Hải Phòng cũng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm 750 triệu USD cho Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam. Với tổng mức đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, nhiều dự án lớn cũng được cấp phép trong các tháng đầu năm như: dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore) vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang. Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hongkong, Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh…
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, việc các doanh nghiệp FDI đầu tư thêm một số dự án quy mô lớn, lại ứng dụng công nghệ cao, thuộc những lĩnh vực quan trọng như: năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo là minh chứng cho sự ổn định và uy tín của Việt Nam trong hoạt động thu hút đầu tư toàn cầu.
Để tăng cường thu hút các dự án FDI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ban hành quyết định bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, nhằm gỡ vướng cho quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam từ cấp Trung ương, cấp tỉnh và thủ tục do ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất thực hiện. Các thủ tục hành chính này đều nhằm mục đích tạo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động đầu tư của người dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư.
“Việc bỏ thủ tục quyết định chủ trương đầu tư sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí rất lớn khi cả nước mỗi năm có hàng nghìn dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước”, lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm