Đầu tư

Huyện Di Linh (Lâm Đồng): Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp

DNVN - Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, đất đai trù phú, nhiều thắng cảnh đẹp, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã và đang trở thành điểm đến thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư các dự án công – nông nghiệp, du lịch, khu dân cư...

Tập đoàn Đèo Cả đề xuất phương án tài chính thực hiện cao tốc Vân Phong - Nha Trang / Phát triển Cái Mép - Thị Vải thành đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới

Phát triển mạnh du lịch kết hợp nông nghiệp hiện đại
Huyện Di Linh được thiên nhiên ưu ái với địa hình đồi núi trùng điệp và khí hậu ôn hòa quanh năm nên nơi đây là địa điểm rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây như cà phê robusta, bơ, sầu riêng, mắc ca, hồ tiêu… và đặc biệt là phát triển ngành kinh tế du lịch sinh thái.
Đáng chú ý ở đây còn là nơi hội tụ của của 28 dân tộc trong cả nước cùng sinh sống và còn được xem là cái nôi văn hóa của người K’Ho ở Tây Nguyên. Do vậy, văn hóa cồng chiêng tại huyện đang rất phát triển, được truyền dạy rộng rãi, hàng năm đều có lễ hội cồng chiêng được tổ chức và thu hút được đông đảo người dân tham gia.
a
Dinh Tỉnh trưởng được xây dựng năm 1901 là nơi làm việc của tỉnh trưởng Đồng Nai Thượng. Hiện nay, toà nhà vẫn đang sử dụng, là trụ sở làm việc của UBND huyện Di Linh

Ông Đinh Văn Tuấn - Bí thư huyện uỷ Di Linh, cho biết: “Tận dụng các lợi thế từ thiên nhiên và con người, huyện Di Linh đang triển khai các kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp kết hợp công nghệ cao và khai thác phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng”.
Theo đó huyện Di Linh đang thực hiện các dự án xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng theo hướng tăng trưởng xanh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, hài hoà với cảnh quan rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời cũng ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông minh, hình thành các trang trại quy mô lớn gắn với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Trong đó, phải kể đến các dự án phát triển nông nghiệp như: Dự án Khu dân cư Thôn Đăng Rách kết hợp sản xuất nông nghiệp cao, du lịch canh nông tại xã Gung Ré, với diện tích 95,3 ha; Dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại xã Hòa Bắc (300 ha), Đinh Lạc (300 ha), Tân Châu (70ha), Gung Ré (50 ha), Gia Hiệp (60 ha); Dự án xây dựng nhà máy sơ chế chế biến trái cây; Nhà máy rang xay, chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan và các sản phẩm từ cà phê,…
d
Di Linh là vựa cà phê lớn nhất, chiếm 40% sản lượng cà phê tỉnh Lâm Đồng.

Về du lịch, huyện Di Linh có những địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng đang được huyện triển khai xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái xen cài khu đô thị, làng đô thị nông thôn tại các khu vực: Hồ Kala và núi Brah Yàng (phía Bắc xã Bảo Thuận), hồ thủy điện Đồng Nai 2 (thuộc các xã: Tân Thượng, Tân Châu, Tân Nghĩa, Đinh Lạc); Thác Bảy tầng (phía Đông xã Tam Bố), thác Liliang, sông Dariam (xã Gung Ré, Liên Đầm),... Bên cạnh đó, không thể thiếu được những dự án du lịch phi vật thể, du lịch cộng đồng như: Văn hóa cồng chiêng, du lịch canh nông, du lịch dưới tán rừng,
Hạ tầng phát triển và hàng loạt dự án đang chờ triển khai
Theo kế hoạch phát triển huyện Di Linh đến năm 2025, huyện sẽ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vùng huyện đồng bộ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội toàn vùng, trong đó tập trung phát triển thế mạnh về vị trí địa lý, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa của huyện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch văn hoá cộng đồng chất lượng cao, vui chơi giải trí và thương mại, dịch vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đời sống của người dân trên địa bàn huyện.
j
Một góc thị trấn Di Linh.
Bên cạnh đó sẽ huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tạo điều kiện cho tỉnh thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo cho nhà đầu tư nhiều cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời sẽ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đến với Di Linh. Huyện quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong việc chủ động tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng đón các dòng vốn FDI chuyển dịch. Chủ động nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư có trọng điểm, ưu tiên thu hút dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển, tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Theo đó, hàng loạt dự án, khu dân cư, khu công nghiệp,… đang được kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm như: Khu vui chơi, giải trí, thể thao, làng du lịch văn hóa truyền thống dân tộc Tây Nguyên (xã Bảo Thuận, Gung Ré, Đinh Lạc, Tam Bố); đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tam Bố (xã Tam Bố); đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hòa Ninh ( xã Hòa Ninh); điện gió, điện năng lượng mặt trời (xã Bảo Thuận, Gung Ré, Tân Thượng, Tam Bố); khu du lịch sinh thác Tul, thác 7 tầng, hồ Đạ Nớ, Hồ thủy điện Đồng Nai 2; Khu dân cư tại cánh đồng trung tâm thị trấn tại TT Di Linh...
j
Di Linh còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

“Huyện sẽ thực hiện tất cả những chính sách ưu đãi vốn có đối với các ngành nghề theo chủ trương của Chính phủ ban hành. Hỗ trợ tối đa mọi thủ tục hành chính, các ban, ngành vào cuộc phối hợp chặt chẽ để giúp nhà đầu tư triển khai dự án nhanh nhất, sớm đưa vào hoạt động; có biện pháp khắc phục, nhất là thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đất đai, hải quan, thuế,... nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp” ông Đinh Văn Tuấn nhấn mạnh.

h
Khu dân cư ven Hồ Tây.

Kiều Nhung
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm