Đầu tư

Khuyến khích các DN sản xuất dược phẩm công nghệ cao của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam

DNVN - Với những dự án sản xuất công nghệ cao, chính sách thuế của Việt Nam có nhiều ưu đãi, cụ thể thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, miễn thuế tối đa 4 năm kể từ năm có lãi và giảm thuế tối đa 50% không quá 9 năm tiếp theo.

Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện nhận gói hỗ trợ Covid-19 còn rất lớn / Cảnh báo doanh nghiệp bất động sản "ôm' nợ lớn từ trái phiếu và ngân hàng

Những rào cản của các nhà đầu tư Ấn Độ trong việc gia nhập thị trường Việt Nam

Ấn Độ vốn được mệnh danh là một trong những quốc gia có ngành dược phẩm phát triển nhất thế giới. Ngành dược phẩm của Ấn Độ cung cấp hơn 50% nhu cầu toàn cầu về các loại vaccine khác nhau, 40% nhu cầu chung ở Mỹ và 25% tất cả các loại thuốc ở Anh.

Thuốc của Ấn Độ được xuất khẩu sang hơn 200 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ là thị trường trọng điểm. Tính đến tháng 10/2020, Ấn Độ đã xuất khẩu 13,87 tỷ USD dược phẩm trong năm tài chính 2021. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm từ Ấn Độ đạt 16,28 tỷ USD trong năm tài chính 2020 và 2,07 tỷ USD chỉ riêng vào tháng 10/2020.

Hiện nay, hơn 80% thuốc kháng vi rút được sử dụng trên toàn cầu để chống lại bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được cung cấp bởi các công ty dược phẩm Ấn Độ. Ấn Độ cũng là một nước dẫn đầu trong các lĩnh vực điều trị tim mạch (CV) và hệ thần kinh trung ương (CNS), dạ dày-ruột, bệnh tiểu đường, chống nhiễm trùng.

Mặc dù theo thống kê, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và ngược lại, Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại đứng vị trí 18 của Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định, một trong những hạn chế của việc đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam đó là hạn chế về mặt sản xuất.

Thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại các cơ sở liên doanh, đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm vào Việt Nam còn rất ít. Có rất nhiều những rào cản, cản trợ các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam.

Tại "Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm" tổ chức ở Hà Nội ngày 21/1 vừa qua tại Hà Nội, đại diện Ấn Độ cho biết, thị trường y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam vào khoảng 14 đến 15 tỷ USD. Nếu nhìn vào ngành thuốc gốc thì Ấn Độ hiện đang là nước xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam. Nếu nhìn vào lĩnh vực dược phẩm thuốc không kê đơn thì Ấn Độ chỉ đứng thứ 8. Còn lĩnh vực thực phẩm chức năng thì Ấn Độ chỉ đứng thứ 29 trong các nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Việc nhập khẩu các thiết bị y tế của Việt Nam lên đến 2 tỷ USD, tuy nhiên hầu hết các trang thiết bị đều được nhập khẩu từ châu Âu. Chính vì vậy, ông cho rằng nâng cao nhận thức các nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng ở Việt Nam là việc làm quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế các doanh nghiệp lớn cho rằng, thuế xuất nhập khẩu có tác động rất lớn đến vấn đề này. Hiện tại, thuế xuất nhập khẩu dành cho dược phẩm thấp hơn nhiều so với các loại khác. Các nhà sản xuất thất ít được bảo hộ nên ít chú trọng đầu tư. Bên cạnh đó, tâm lý truyền thống của người nhập khẩu và cả người tiêu dùng Việt Nam là sính ngoại (hàng Châu Âu) đắt tiền cũng là một rào cản rất lớn cho các nhà đầu tư Ấn Độ khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Khuyến khích các DN sản xuất dược phẩm công nghệ cao của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam.

Khuyến khích các DN sản xuất dược phẩm công nghệ cao của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam.

Khuyến khích các DN sản xuất dược phẩm công nghệ cao của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam

Chia sẻ tại Hội nghị, Đại sứ Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã sửa đổi các quy định để doanh nghiệp Ấn Độ nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sẽ được tự do tham gia các gói đấu thầu cung cấp thuốc và dược phẩm cho các cơ sở y tế công lập. Theo đó, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đấu thầu căn cứ theo chất lượng công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm.

Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ thành lập trung tâm sản xuất dược phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp này tăng cường kiểm soát chất lượng.

Bên cạnh đó ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế các doanh nghiệp lớn thông tin, là thành viên của ASEAN, Việt Nam có lịch trình giảm thuế với Ấn Độ nhưng với thời gian dài hơn 5 năm so với các nước ASEAN khác.

Ngoài ra, những năm gần đây, Việt Nam thực hiện đơn giản hóa các chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư, đồng thời thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó, các ưu đãi thuế thu nhập được áp dụng thống nhất, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong ước và đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, hiện tại, Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định ưu đãi cho các lĩnh vực đầu tư khuyến khích sản xuất công nghệ cao, dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức ưu đãi cao nhất là: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, miễn thuế tối đa 4 năm kể từ năm có lãi và giảm thuế tối đa 50% không quá 9 năm tiếp theo.

Như vậy, đây là cơ hội và ưu đãi rất lớn cho các doanh nghiệp FDI nói chung cũng như các doanh nghiệp dược phẩm của Ấn Độ sản xuất công nghệ cao và thân thiện với môi trường muốn đầu tư vào Việt Nam nói riêng.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm