Đầu tư

TP Hồ Chí Minh: Điểm sáng thu hút vốn FDI chất lượng cao

DNVN - Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần vào TP Hồ Chí Minh đạt gần 3 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 26,1% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng đầu tư từ Singapore vào Việt Nam tăng tốc mạnh mẽ / Doanh nghiệp và người dân cần hợp tác đầu tư công nghệ, phát triển mô hình chăn nuôi hữu cơ

Theo Tổng cục Thống kê, thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trưởng và kể cả khi toàn cầu chịu tác động không nhỏ của đại dịch COVID-19. Hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn không giảm về độ sôi động, tính hiệu quả và chất lượng.Trong 9 tháng năm 2022, có 18,75 tỷ USD vào vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam với 1.355 dự án cấp mới. Đây là tín hiệu đáng mừng và cho thấy Việt Nam vẫn đang giữ vững được vị trí là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy.
Là địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, TP Hồ Chí Minh luôn thu hút những nhà đầu tư lớn, với nguồn vốn đầu tư chảy vào mạnh mẽ qua từng năm. Thành phố này có vị trí chiến lược thuận lợi, dân số đông, lao động có trình độ chuyên môn, là trung tâm sản xuất và dịch vụ công nghệ cao lớn nhất cả nước cũng như là một đô thị đa văn hóa thích hợp cho người nước ngoài tìm đến làm việc, sinh sống và du lịch. Chính vì vậy, thành phố luôn là điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong 9 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần vào TP Hồ Chí Minh đạt gần 3 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 26,1% so với cùng kỳ.

TP Hồ Chí Minh luôn thu hút những nhà đầu tư lớn, với nguồn vốn đầu tư chảy vào mạnh mẽ qua từng năm.
Nếu như trước đây, TP Hồ Chí Minh chủ yếu thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, bán buôn, bán lẻ, tức là các dự án không gắn với việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất), thì hiện nay, các dự án lớn được cấp phép trong những năm gần đây, có thể thấy đã có bước chuyển dịch mới. Đa số các dự án tiêu biểu đều đến từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản cũng như hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin truyền thông. Đây là các lĩnh vực mà TP đẩy mạnh công tác xúc tiến.
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh có tiềm năng rất lớn về kinh tế số, và đây sẽ là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Mặc dù các nhà đầu tư vẫn khẳng định TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ luôn là điểm đến lý tưởng ở hiện tại cũng như trong thời gian nhưng thành phố này cũng đang đối mặt những thách thức, khó khăn về kết nối hạ tầng, logistics, năng suất lao động…
Để có thể thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn FDI mới, tiềm năng, TP Hồ Chí Minh cần giải quyết những vướng mắc, trì trệ trong thủ tục, quy trình đầu tư; cùng với đó thúc đẩy hơn sự phát triển của các lĩnh vực mới như công nghệ, tài chính, hạ tầng đô thị…
Vì vậy, bên cạnh việc giải quyết những vướng mắc, chậm trễ trong thủ tục, quy trình đầu tư… thị trường lao động của Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng sẽ phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước để hỗ trợ việc phát triển các hoạt động thương mại và sản xuất đang gia tăng trong vùng đô thị.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm