Hiệp hội doanh nghiệp

NĐT nước ngoài đánh giá cao doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp nhưng tại Việt Nam chưa được chú trọng.

Hội diễn "Nghệ thuật Doanh nhân - Doanh nghiệp toàn quốc": Cất cao tiếng hát và lan tỏa cảm xúc trên mặt trận kinh tế / Tỉnh Thừa Thiên Huế công bố hàng loạt hỗ trợ cho doanh nghiệp

Tại hội thảo “Cách thức xây dựng và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại Việt Nam và thông lệ quốc tế”, ông Richard F. Chamber – Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp hội Kiểm toán nội bộ (IIA) cho biết nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ (KTNB) bởi việc đầu tư xây dựng bộ phận này giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro cũng như có những biện pháp ứng phó cho diễn biến tương lai.

Ông Richard F. Chamber cũng chỉ ra rằng một bộ phận kiểm toán nội bộ hiện đại phải tập trung vào các vấn đề trước mắt như đánh giá rủi ro một cách liên tục, nhận diện và phản ứng nhanh chóng với các rủi ro mới nổi, triển khai “radar tầm soát” để nhận diện các cơn bão đang tới; tham gia vào cuộc chiến nhân tài; là người dẫn đầu sự đổi mới và đi vào tâm bão (không né tránh các vấn đề nhạy cảm như lương thưởng cấp điều hành, văn hóa công ty, tuân thủ pháp luật…).

Ông Trầm Tuấn Vũ – Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cũng nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của KTNB trong hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời khẳng định HOSE sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán thành viên trong công tác quản trị doanh nghiệp và áp dụng những mô hình quản trị tiên tiến.

Tại hội thảo bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó cục trưởng Cục quản lý giám sát Kế toán Kiểm toán, Bộ Tài chính cho biết doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp Nhà nước đã quan tâm đến bộ phận KTNB, hướng theo thông lệ quốc tế nhưng phần lớn chưa tổ chức chức năng KTNB.

Theo báo cáo thẻ điểm quản trị ASEAN 2015-2016, trong 55 doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam tham gia đánh giá, chỉ có 40% công ty có bộ phận KTNB độc lập. Trong 40% doanh nghiệp có bộ phận KTNB thì chỉ có 20% công bố danh tính Trưởng ban KTNB nhưng không có trường hợp nào công bố việc bổ nhiệm và bãi nhiệm nhân viên KTNB phải thông qua Ban kiểm soát.

Bà Nhung cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên là Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý và hướng dẫn về KTNB, doanh nghiệp chưa nhận thức hết vai trò, tác dụng và nghề nghiệp KTNB chưa được chuẩn hóa tại Việt Nam.

Theo Người đồng hành
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo