Chân dung

Doanh nhân là lực lượng xương sống cho sự phát triển của thủ đô

Đó là đánh giá của ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hà Nội về vai trò vị trí của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế của thủ đô, nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô 10/10 và ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hà Nội

PV: Nhân 60 năm giải phóng thủ đô 10/10 và 10 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của các doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế của thu đô trong thời gian qua?

 
Ông Mạc Quốc Anh: Như chúng ta biết, doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò như một khung xương sống cho một xã hội phát triển. Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như trên cả nước 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 5% còn lại là các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp là lực lượng đóng góp trên 40% GDP của thành phố.
 
Các doanh nhân là người đóng vai trò thực hiện đầu tư, sản xuất vào các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Họ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào vấn đề ổn định an sinh xã hội, giữ gìn trật tự, văn minh tại địa bàn. Ngoài ra, doanh nhân cũng là biểu tượng văn hóa của một nước khi họ phân phối, kinh doanh hàng hóa của Việt Nam trên thế giới. 
 
PV: Theo ông chúng ta cần làm gì để phát huy hơn nưa vai trò và đóng góp của các doanh nhân trong việc phát triển kinh tế của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung?
 
Ông Mạc Quốc Anh: Vai trò của người doanh nhân được ghi nhận trong những năm qua, đặc biệt là khi thủ đô được mở rộng thì vai trò đó càng lớn lao hơn. Các hoạt đông sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ đóng góp cho cộng đồng, xã hội như nộp thuế, tạo công ăn việc làm.
 
Tại các kỳ họp Quôc hội, trong Hiến pháp, Chính phủ cũng đã đưa tầng lớp doanh nhân vào những vị trí hết sức quan trọng. Chứng tỏ tầng lớp doanh nhân đã có một vị thế nhất định trong xã hôi, tiếng nói của người doanh nhân đã được xã hội để ý đến và được coi trọng. 
 
Minh chứng là ngày 13/10/2004 được lấy làm ngày doanh nhân Việt Nam để ghi nhận những công lao đóng góp của các doanh nhân, đến nay đã được 10 năm. Trong thời gian tới doanh nhân vẫn tiếp tục đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thủ đô và cả nước. Vì Việt Nam hiện nay đã là một nước có thu nhập trung bình và muốn trở thành một nước giàu thì cần phải có một lực lượng doanh nhân vừa hồng vừa chuyên để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 
 
PV:Thành phố Hà Nội đã có những chính sách tích gì để khuyến khích, ghi nhận những đóng góp của các doanh nhân, trong thời gian qua?
 
Ông Mạc Quốc Anh: Đạt được những thành tựu như ngay nay của thành phố Hà Nội chúng ta phải ghi nhận công lao to lớn của các doanh nhân đã “lao tâm khổ tứ, tận tâm với doanh nghiệp, mang hết tuổi trẻ, sức lực cống hiến cho doanh nghiệp”. Đã có hàng trăm bông hoa người tốt việc tốt được tôn vinh, tặng thưởng nhiều huân chương cao quý của Nhà nước, của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố. Nhiều doanh nhân thành đạt đã đưa doanh nghiệp có mức tăng trưởng về mọi mặt gấp hàng hàng chục lần so với khi thành lập đến nay.  
Các doanh nhân đã công hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp. Họ mang cả nhà cửa vốn liếng đầu tư vào DN với cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, đến nay đã thành đạt đóng góp hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng tiền thuế cho nhà nước. Người chèo lái con thuyền doanh nghiệp là những doanh nhân  chịu thương chiụ khó, mang hết tâm huyết dành cho doanh nghiệp.  Nhân kỷ niệm mười năm ngày Doanh nhân Viêt Nam(13/10/2004-13/10/2014) xã hộ cần ghi nhận đánh giá cao những thành tích của các doanh nhân người tạo nên thành công của doanh nghiệp.
 
PV:Là Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hà Nội, theo ông hiện nay các doanh nhân doanh nghiệp còn khó khăn gì? Các cơ quan quản lý cần có những chính sách gì để tạo điều kiện cho các doanh nhân, doanh nghiệp phát triển hơn nữa?
 
Ông Mạc Quốc Anh: Những năm qua Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa như giãn thời gian nộp thuế, giảm thuế đất.  Song, hiện nay, doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tự thân vận động, chưa được sự hỗ trợ thích đáng và cụ thể từ phía Nhà nước. 
 
Về mặt bằng sản xuất doanh nghiệp rất khó tiếp cận do hồ sơ quá phức tạp, thiếu thông tin và chi phí lớn. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là thiếu vốn và mặt bằng để sản xuất, kinh doanh. Chính phủ đã triển khai những chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, chỉ có một lượng nhỏ các doanh nghiệp tiếp cận được với chính sách này. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp trở ngại vì thủ tục vay quá phức tạp và không có đủ tài sản để thế chấp. Lãi suất chưa phù hợp ở từng thời điểm nên doanh nghiệp đã khó, lại càng khó hơn.
 
Ðể tiếp tục hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, cần có cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp mạnh mẽ hơn nữa. Mặc dù đã tiến hành cải cách hành chính, nhưng gần đây, thủ tục hành chính vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội sẽ chủ động tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, từ đó có kiến nghị thành phố, Quốc hội, Chính phủ về các vấn đề của các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Ðể có thể giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động một cách tốt hơn
 
Như Trâm (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo