Doanh thu từ thương mại điện tử tăng 35%
Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương), các doanh nghiệp thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm ưu thế trên thị trường. Điển hình như trang lazada.vn đã vượt qua 216 sàn giao dịch thương mại điện tử khác trong nước về doanh thu, chiếm 36,1% thị phần trong năm 2014. Đứng thứ hai là trang sendo.vn chiếm14,4%, tiếp theo là zalora.vn chiếm 7,2%, tiki.vn chiếm 5,4% và ebay.vn chiếm 3,6% .
Nhận định về tiềm năng thị trường thương mại điện tử Việt Nam, ông Alexandre Dardy, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm mà thị trường có nhiều cơ hội bùng nổ để đạt đến sự phát triển mạnh hơn với kết quả cao.
Cơ hội thị trường rất lớn, nếu doanh nghiệp có sự đầu tư và được người tiêu dùng đón nhận. Điển hình như Lazada Việt Nam, dù mới chỉ tròn 3 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, nhưng đến hết năm 2014 doanh thu của Lazada đạt khoảng trên 524 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2013.
Trong năm 2014, số sản phẩm bán ra của công ty đạt 300.000 món và hiện có trên 1.500 nhà bán hàng. Sau 3 năm hoạt động, Lazada đã có nửa triệu khách hàng, hơn 200 triệu lượt truy cập. Để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn, Lazada Group sẽ rót thêm hơn 40 triệu USD cho Lazada Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh.
“Chúng tôi sẽ đầu tư cho công đoạn giao nhận, một trong những thách thức lớn của thương mại điện tử hiện nay. Mục tiêu trong năm 2015, thời gian giao hàng tại TP.HCM và Hà Nội thay vì phải mất 4-5 ngày như trước đây sẽ rút ngắn xuống còn giao hàng trong ngày hoặc tối đa là đến ngày hôm sau”, ông Alexandre Dardy cho biết
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng doanh thu từ thương mại điện tử (B2C - giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng) trong năm 2014 đạt 2,97 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2013. Trước đà tăng trưởng của thị trường, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường có thể sẽ đạt doanh số tăng gấp đôi so với hiện tại trong 2 năm tới.
Các vấn đề trước đây được xem là thách thức của thương mại điện tử như thanh toán, vận chuyển, thì nay đang dần được các doanh nghiệp khắc phục bằng việc xây dựng lực lượng giao nhận riêng, thuê dịch vụ giao nhận bên ngoài.
Theo nhận định của các chuyên gia, các dịch vụ mà doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tư cho hoạt động kinh doanh sẽ tạo áp lực cho kênh bán hàng truyền thống. Vì vậy, các DN kinh doanh theo mô hình cửa hàng truyền thống cần có chiến lược kinh doanh với giá cả, dịch vụ, hậu mãi bài bản để có thể giữ chân người tiêu dùng vì trong thời gian tới các doanh nghiệp thương mại điện tử không dừng lại ở việc khai thác bộ phận khách hàng online mà họ sẽ còn khai thác nhu cầu mua sắm của lượng khách hàng offline.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 9/1/2024: Chạm đỉnh trong gần bốn tuần
Xuất khẩu Việt Nam 2025: 2 kịch bản ứng phó trước chính sách mới từ Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 9/1/2025: USD tăng mạnh do lợi suất trái phiếu Mỹ đi lên
Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt hơn 2 tỷ USD
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam
Giá heo hơi ngày 9/1/2025: Nhích tăng tại miền Bắc