Độc chiêu dùng gà mái đẻ ấp trứng le le… bỏ túi bạc tỷ
Năm 2014, Dân trí từng phản ánh mô hình nuôi le le của anh Sa Lê - dân tộc Chăm ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Cơ duyên anh Sa Lê đến với nghề này là từ việc bị giựt nợ khi buôn bán vải. Khi đó, anh Sa Lê bị thất nghiệp nằm ở nhà và được một hai thanh niên trong xóm mang con le le đến bán cho anh. Anh Sa Lê mua về, tập tành nuôi thử, và đến năm 2014, đàn le le của anh tăng lên 500 con.
Anh Sa Lê bắt đầu nghiên cứu đến máy ấp trứng công nghiệp để ấp trứng le le, bán le giống, song song với mô hình nuôi le le thương phẩm. Tuy nhiên, qua thời gian nghiên cứu, anh Sa Lê nhận thấy trứng le le không phù hợp với cách ấp trứng công nghiệp. Anh Sa Lê thử nghiệm dùng gà mái đẻ ấp trứng le le và bất ngờ cách làm này mang lại hiệu quả cao.
Anh Sa Lê cho biết: Năm 2016 tôi chỉ thử nghiệm vài con gà mái ấp trứng le le, sau mấy lứa đầu tiên, tôi thấy trứng le le phù hợp với cách ấp trứng này. Vì thời gian ấp trứng giảm từ 28 ngày xuống 22 ngày và đặc biệt là le le con được nở ra bằng cách này khỏe hơn nhiều con giống được nở tử máy ấp trứng công nghiệp.
Hiện nay, từ đàn le le 2.000 con của mình, anh Sa Lê chọn ra vài trăm con cho đẻ trứng, sau đó anh dùng 70 con gà máy để ấp trứng le le. Sau 22 ngày, anh có từ 500-700 con le le giống, anh nuôi đến tháng thứ 4 thì có thể xuất bán cho những người có nhu cầu làm giống với giá từ 400-500 ngàn đồng/con, thu về trên 200 triệu đồng. Riêng le le bố mẹ, anh bán với giá 550.000 đồng/con.
Theo anh Sa Lê, le le nuôi từ 4-6 tháng là có thể bán. Hiện giá le le thương phẩm được thương lái thu mua từ 400-600 ngàn đồng/con. Vừa rồi anh Sa Lê mới xuất chuồng 1.000 con, với giá 550.000 đồng/con, thu về trên nửa tỷ đồng.
Hiện nay anh Sa Lê là người Chăm duy nhất ở An Giang thu về bạc tỷ mỗi năm nhờ mô hình nuôi loài vật “tiến vua” – le le. Đây là loại chim trời cho thịt ngon và bổ dưỡng, được các thương lái tìm mua để xuất khẩu làm món ngon tăng cường sinh lực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo