Đổi mới giáo dục: Bài toán khó cho các nhà lãnh đạo Nga
Học tập trong quá trình lao động không được coi trọng
Số liệu từ các khảo sát quốc tế về giáo dục phổ thông cho thấy tỷ lệ học sinh Nga biết chữ và tính toán cơ bản là rất cao. Song, số lượng học sinh am hiểu về công nghệ thông tin, truyền thông và có khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống bất ngờ lại rất ít.
Một vấn đề khác là hệ thống đào tạo nghề của Nga từ thời Liên Xô vẫn được duy trì mặc dù đã lỗi thời, cứng nhắc, thiếu linh hoạt và yếu về giảng dạy các kỹ năng linh hoạt. Do đó, không khó hiểu vì sao các công ty phải đào tạo lại các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.
Hơn nữa, chỉ có khoảng 12% người lao động Nga duy trì việc học tập trong suốt quá trình lao động, thấp hơn tỷ lệ của Thụy Điển (70%), chủ yếu là lao động lành nghề hay thuộc các cấp quản lý, còn các lao động không cần kỹ năng hoặc cần những kỹ năng cơ bản hầu như không tiếp tục học sau khi đi làm.
Mức lương cho lao động tại Nga tương đối thấp, đặc biệt đối với các lao động chân tay hoặc cần ít kỹ năng. Đây chính là một nguyên nhân khiến người lao động không tham gia vào hoạt động giáo dục trong quá trình lao động.
Thiếu liên kết trong nghiên cứu và đổi mới
Hệ thống giáo dục của Nga từ trước tới nay có thế mạnh trong các lĩnh vực học thuật truyền thống như toán học và vật lý. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực mới như công nghệ sinh học, Nga vẫn gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề lớn nhất đối với hệ thống giáo dục đại học Nga và trở ngại lớn nhất trong việc áp dụng kiến thức khoa học vào quá trình đổi mới là sự tách biệt giữa nghiên cứu, phần lớn được thực hiện tại các viện nghiên cứu chuyên trách, với việc giảng dạy, phần lớn được thực hiện tại các trường đại học.
Ở các nước phương Tây, việc kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy trong cùng một tổ chức sẽ tạo nên môi trường trí thức manh tính thử thách hơn và phong phú hơn, đồng thời mang lại cơ hội tham gia vào việc đổi mới tiên tiến cho các học sinh, sinh viên.
Chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám là một vấn đề lớn khác mà Nga đang phải giải quyết. Hầu hết người Nga rời bỏ đất nước ra nước ngoài làm việc đều là những lao động có trình độ cao, trong khi đó phần lớn dân nhập cư vào Nga là những người không có tay nghề.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu cơ hội làm việc của các lao động trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ và khoa học tại các công ty Nga.
Chỉ khoảng 10% các công ty sản xuất Nga thực hiện đổi mới, đây là tỉ lệ thấp nhất trong số các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Những công ty cần tìm những lao động trình độ cao gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tuyển dụng bởi vì thị trường nội địa đối với lao động trình độ cao quá nhỏ để cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
Chính phủ Nga và Bộ Giáo dục nước này đang cố gắng thực hiện các chương trình cải cách giáo dục và coi đây là yếu tố trọng tâm để thúc đẩy Nga trở thành quốc gia có nền kinh tế dựa trên đổi mới.
Chính phủ Nga quy định 25% các chương trình đào tạo nghề tại các trường kĩ thuật phải được thực hiện tại các công ty. Một đạo luật liên bang cũng quy định việc miễn thuế doanh nghiệp đối với các chi phí dành cho giáo dục đào tạo của các công ty.
Một chương tình thực tập cho các kĩ sư liên quan tới 500 công ty và 5.000 kĩ sư đang được thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Nghiên cứu tại các trường đại học được khuyến khích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo