Đổi mới tín dụng khi bức tranh phát triển “tam nông” còn đang mờ nhạt
Theo con số thống kê đưa ra tại hội thảo, sau khi mở rộng thủ đô Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội mới khoảng trên 192 nghìn hecta, chiếm 57,4% diện tích chung. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp trên 106 nghìn hecta. Như vậy, về góc độ đất đai canh tác, sản xuất nông nghiệp, nông thôn vẫn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.
Nói về vai trò của ngành tín dụng ngân hàng đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Ngọc Long, Viện trưởng viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận định: Vị trí, vai trò nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) còn khá mờ nhạt, bấp bênh trước xu hướng không thể đảo ngược “đô thị hóa nông nghiệp nông thôn” mạnh mẽ như hiện nay. Trong khi đó, để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp Thủ đô, đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng là vấn đề cấp bách.
Tính đến hết năm 2013, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 47.769 tỷ đồng, tăng 7.82% so với cùng kỳ 2012. Còn dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 287.434 tỷ đồng, tăng 7.82% so với năm 2012 (Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê Hà Nội và ước tính riêng của SISME).
Qua những con số đó, ông Phạm Ngọc Long cho rằng: “Phân tích sâu hơn về tình hình tín dụng cho thấy, bức tranh chưa thể lạc quan đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm có 5.2%. Tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực sản xuất chỉ chiếm 9.4% tổng dư nợ chung (hơn 70% lĩnh vực thương mại, dịch vụ).
Trong điều kiện khó khăn chung về phân bổ vốn đầu tư xã hội tới khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa mà với tỷ trọng thấp như vậy khó có thể nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp thủ đô”.
Nhằm tăng cường và vai trò của tín dụng ngân hàng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp Thủ đô, ông Phạm Ngọc Long đưa ra 5 nhóm giải pháp đổi mới.
Theo đó, chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp thủ đô cần phải khắc phục các khó khăn, hạn chế, cũng như phát huy các thế mạnh, tiềm năng của khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa phải đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu giảm dần tỷ trọng trong GRDP (tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn) của khu vực này, vừa phải phát triển kinh tế thủ đô đặt trong các trục liên kết kinh tế vùng, miền của khu vực đồng bằng Bắc Bộ so với cả nước, bám sát mô hình phát triển kinh tế Thủ đô đã được định hình.
Năm nhóm giải pháp Tiến sĩ nêu ra tập trung đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, đa dạng hóa các hình thức tín dụng nông nghiệp, thị trường tín dụng nông thôn với ác doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên phát triển nhiều hơn nữa. Ngoài ra, việc tăng cường năng lực tài chính, quản trị ngân hàng, đổi mới hoạt động các tổ chức tín dụng nông thôn và gắn liền với việc phát triển kinh tế xanh cũng cần được chú trọng nhiều hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam