Quốc tế

Đông Á vật lộn trước cửa ải khủng hoảng

Đông Á đang phải đối mặt với một năm 2012 đầy cam go thử thách khi các nền kinh tế trong khu vực đang suy giảm do tác động của kinh tế thế giới.

 

Khó khăn không chừa nước nào

Kinh tế Singapore trong quý trước giảm 4,9 %. Không phải tất cả các nhà phân tích đều dự báo kinh tế sắp tới sẽ ảm đạm. Tuy nhiên họ cũng không thể kỳ vọng về một sự tăng trưởng mạnh thần kỳ. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong lời chúc năm mới đã nhắc lại dự báo của chính phủ về tốc độ tăng trưởng trong năm nay sẽ là 1 đến 3%. Năm 2010, kinh tế Singapore đã tăng trưởng với tốc độ khá nóng, 14,5%.

Cũng không có gì quá khó để lý giải vì sao Singapore - một nền kinh tế hàng đầu trong khu vực lại có thể gặp khó khăn. Giá trị thương mại quốc gia gấp ba lần GDP, trong khi triển vọng kinh tế bên ngoài thì không lấy gì làm sáng sủa. Cũng không ngạc nhiên khi thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, nền kinh tế của nước này không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng trước những diễn biến phức tạp của môi trường kinh tế toàn cầu nói chung và tình hình châu Âu nói riêng.

Tình hình kinh tế của Hong Kong cũng không sáng sủa hơn. Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế năm nay của Hong Kong chỉ đạt khoảng 2%, trong khi đó dự báo năm 2011 là 5%. Đã có những dấu hiệu cho thấy sự giảm sút. Tốc độ tăng trưởng trong quý trước cũng không mấy khả quan khi JP Morgan dự báo chỉ đạt 1,5% - một con số hết sức ảm đạm.

 

Một tàu container tại cảng Pasir Panjang, Singapore

Không phải chỉ có những nước nhỏ vướng vào khó khăn. Ấn Độ, quốc gia được cho là có nền kinh tế lớn và phụ thuộc nhiều vào thương mại cũng đang có những dấu hiệu giảm sút. Sự khước từ các kế hoạch cải cách thực sự đã gây ra những tác dụng tiêu cực. Tốc độ tăng trưởng có thể sẽ giảm xuống mức dưới 6% từ 6,9% trong quý trước

Kinh tế Nhật Bản có thể sụt giảm trong quý thứ tư vừa qua. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tại Tokyo dự đoán, nền kinh tế sẽ giảm mạnh trong tháng 10 và tháng 11 do sản lượng xuất khẩu giảm mạnh mà thủ phạm chính là cuộc khủng hoảng châu Âu. Sự yếu kém trong quý thứ tư khiến cho nền kinh tế đi vào bế tắc vì thực tế nó kết thúc những dấu hiệu phục hồi trong quý trước khi nền kinh tế tăng lên mức 5,6% do kết quả của quá trình tái thiết sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3.

Hàn Quốc, trụ cột vững chắc của nền kinh tế Đông Á cũng đang phải trải qua nhiều khó khăn, Ngân hàng Hàn Quốc, ngân hàng trung ương cũng giảm dự báo tăng trưởng vào năm nay và năm 2011. Nomura International dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 3% trong năm 2012 so với 3,5% năm 2011 do xuất khẩu giảm. Nếu vậy thì nước này đang phải trải qua một thời kỳ suy giảm thực sự.

Thái Lan cũng gặp phải câu chuyện tương tự khi phải đối mặt với trận lũ lụt lịch sử vừa qua. Tăng trưởng kinh tế quý 4 sụt giảm do tình hình xuất khẩu vô cùng ảm đạm. Với một nền kinh tế ổn định như Philippine cũng không tránh khỏi khó khăn khi triển vọng xuất khẩu trong ngành điện lực không được khả quan.

Việt Nam được cho là một quốc gia có triển vọng và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cũng cho rằng kết quả hoạt động của nền kinh tế năm 2011 sẽ giảm so với năm 2010.

Các nước như Indonesia hay Malaysia, nằm trong trường hợp ngoại lệ vì họ vẫn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bên cạnh đó tình hình xuất khẩu năm vừa qua còn khá khả quan. Tuy nhiên chính phủ các nước này vẫn tỏ ra rất lo ngại cho nền kinh tế trong thời gian tới do những ảnh hưởng từ châu Âu.

Vai trò của Trung Quốc

Những vấn đề nổi cộm của khu vực đồng Euro đang ảnh hưởng nhiều đến các nền kinh tế xuất khẩu của Đông Á. Kinh tế thuộc khối đồng tiền chung đã sụt giảm trong quý 4 và có thể tiếp tục sụt giảm trong quý này. Jennifer McKeown, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics cho biết: năm nay GDP của khu vực sẽ giảm khoảng 1% và sẽ tiếp tục giảm sâu trong năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao kỷ lục trong khi đó doanh thu bán lẻ giảm, lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện không còn vững vàng.

Có một thực tế là các dự đoán của giới chuyên gia không phản ánh đúng tình hình cũng như thực trạng của châu Âu. Và cũng thật khó để khu vực đồng Euro đạt được những kỳ vọng như dự báo. Mặc dù đã có thông báo về các giải pháp tạm thời nhưng những vấn đề của khu vực thì vẫn không được giải quyết một cách hiệu quả. Các nhà lãnh đạo nếu muốn tăng trưởng họ cần phải thực hiện các biện pháp cải cách trong đó có chính sách tiền tệ và tìa chính. Và điều quan trọng là họ nên loại bỏ ngay những chính sách không còn phù hợp cho việc phát triển kinh tế.

Trước khi để tình hình châu Âu tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong khu vực, giờ đây Đông Á cần phải bàn bạc nhiều hơn nữa để đưa ra các giải pháp hợp lý. Châu Á nên dựa vào người tiêu dùng Mỹ và một những khách hàng có nhu cầu lớn từ thị trường châu Phi và châu Mỹ La Tinh.

 

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng với các nền kinh tế Đông Nam Á.

Và một điều mà các quốc gia Đông Á cần phải ghi nhớ, đó là tầm quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Sự thành công của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia khác. Cụ thể, nếu việc xuất khẩu của nước này thuận lợi thì các quốc gia khác cũng sẽ gặp thuận lợi trong việc xuất khâu các nguyên liệu thô sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên các nhà sản xuất Trung Quốc có vẻ cũng không làm tốt hơn các nước khác trong khu vực. Và có lẽ các nhà xuất khẩu châu Á cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng suy thoái như châu Âu và Mỹ.

Vì thế, các nền kinh tế Đông Á rất muốn bản thân Trung Quốc hãy nỗ lực trong việc phát triển thị trường nội địa. Tiêu dùng của Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng nhưng nó có diễn biến tiêu cực khi nền kinh tế sụt giảm. Tiêu dùng trong nước chỉ chiếm 33,8% GDP của Trung Quốc năm 2010  và cũng không có dấu hiệu cải thiện trong năm qua.

Trong khi châu Âu phải thực hiện những thay đổi về mặt cấu trúc thì Trung Quốc nên tích cực  tiến hành những cải cách căn bản nếu như muốn thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Đáng tiếc là mô hình kinh tế của Bắc Kinh lại không mấy hợp lý. Họ lấy tiền của người dân chuyển cho các nhà sản xuất. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc huy động vốn từ người dân với lãi suất rất thấp để tạo điều kiện cho việc cấp tín dụng chi phí thấp cho các doanh nghiệp nhà nước hay các đơn vị hành chính nhà nước thiếu tiền mặt.

Mặc dù thông tin mà bộ thương mại đưa ra khá khả quan nhưng hiện tại tình hình xuất khẩu của Trung Quốc đang trong tình trạng sụt giảm đáng kể. Vì thế, nếu các nền kinh tế Đông Á không muốn phụ thuộc vào thị trường Mỹ hay châu Âu thì họ có thể khai thác thì trương 1,3 tỷ người tiêu dùng của Trung Quốc.

Không may là Trung Quốc chưa thay đổi được mô hình kinh tế chú trọng vào xuất khẩu và đầu tư. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo nước này quyết định thực hiện những thay đổi về mặt cấu trúc để thúc đẩy thị trường tiêu dùng thì họ lại tỏ ra do dự trong việc ưu tiên xúc tiến mua các thiết bị ứng dụng cần thiết. Vậy phải mất ít nhất một thập kỷ để thu hút được người tiêu dùng.

Nền kinh tế xuất khẩu Đông Á đang phải đối mặt với một năm 2012 đầy cam go thử thách.

Theo VEF

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo