Đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%
Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát. Tín dụng cho nền kinh tế đạt mức cao nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây; tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối tăng, mặt bằng lãi suất cho vay giảm. Thị trường chứng khoán đạt mức tăng cao nhất trong 9 năm qua. Xuất khẩu tăng 18,7%; thu ngân sách tăng 11,6%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định, sản xuất công nghiệp chuyển biến khả quan; khu vực dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng khá. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao; môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục được cải thiện; công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai quyết liệt; công tác đối ngoại được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chính phủ cho rằng tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức. Để phấn đấu đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2017, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Cụ thể:
Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng để có giải pháp cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/8/2017; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát tháo gỡ các rào cản, điều kiện kinh doanh không phù hợp.
Các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư tư nhân, vốn ODA và FDI, phấn đấu tổng đầu tư toàn xã hội đạt mục tiêu 34-35% GDP.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành giảm lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh cho vay theo chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch; đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 để minh bạch hóa các giao dịch thanh toán của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; chống chuyển giá, thất thu thuế, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể lớn; phát triển mạnh thị trường chứng khoán, đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương có giải pháp kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại; triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích đẩy mạnh tiêu dùng hàng nội địa; có giải pháp củng cố và phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ trong nước, không để tình trạng bị chi phối, thâu tóm thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP của ngành đạt 3,05%, xuất khẩu đạt 33 tỷ USD. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển