Dòng FDI cân nhắc vào Campuchia thay vì Việt Nam
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng Campuchia, Lào. Riêng tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật, Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này.
Thông tin được đưa ra tại lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức vào sáng 20/3.
Khi điều tra về năng lực cạnh tranh, VCCI sử dụng cách tiếp cận khác so với những năm trước. Thay vì hỏi cụ thể lý do vì sao chọn Việt Nam và từng địa phương làm địa chỉ đầu tư, phiếu điều tra đề nghị các doanh nghiệp được chọn so sánh các yếu tố về môi trường kinh doanh của Việt Nam với các nước mà họ từng cân nhắc địa điểm đầu tư.
Theo đó, 54% DN FDI trước khi chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc (11%), Thái Lan (10,6%) và Campuchia (7,7%)
Năm 2011 và 2012, tỉ lệ doanh nghiệp FDI cân nhắc các địa điểm đầu tư khác chỉ là 32%. “Con số này tự thân là một chỉ báo quan trọng về thứ hạng của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Việt Nam có thể không là điểm đến ưu ái nhất với các nhà đầu tư quốc tế như giai đoạn 2007–2010, mà hiện giờ đang phải cạnh tranh với các đối thủ truyền thống trong khu vực và các quốc gia mới nổi”, báo cáo cho hay.
Các đối thủ truyền thống trong khu vực được đề cập đến như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và một số nước mới nổi trước đây chưa từng được coi là “đối thủ” cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam là Lào, Philippin, Myanmar nay đã xuất hiện trong danh mục quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp FDI đều chia sẻ chung cảm nhận là môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn nhiều về chi phí không chính thức, gánh nặng thủ tục hành chính, quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ hành chính công (giáo dục, y tế) và chất lượng của cơ sở hạ tầng.
Nhà đầu tư xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với các nước láng giềng Campuchia và Lào, tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật, Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này.
Bổ sung danh sách những điểm thua kém Campuchia
Như vậy, với việc tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật hơn Campuchia, Việt Nam đã nối dài danh sách những điểm thua kém Campuchia trong khoảng thời gian ngắn gần đây.
Cụ thể như việc Campuchia đã tự chế được xe ô tô điện với giá chỉ 5.000 USD, tương đương khoảng 100 triệu đồng.
Chiếc ô tô được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế. bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).
Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các loại linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa.
Hiện, số doanh nghiệp nội làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ trọng ít ỏi.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là việc sản xuất lúa. Mới đây, Campuchia tuyên bố sẽ tấn công vào thị trường Mỹ và Hàn Quốc- 2 thị trường vốn được đánh giá là tiềm năng và khó tính.
Và, trong lúc hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầy nhà mà không thấy thương lái đến mua, hầu hết thương lái lại sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ tiền đặt cọc với nông dân trong nước.
"Với giá lúa trong nước và Campuchia chênh lệch như hiện nay thì vợ chồng tôi chỉ cần 2-3 ngày là mua đầy ghe 25 tấn sang lại cho các nhà máy xay xát thì kiếm lời hàng chục triệu đồng", thương lái tên Thành ở Cần Thơ cho biết.
Ông Nguyễn Văn Lực, một người dân sống lâu năm tại xã An Nông cho biết đa phần giống lúa được các thương lái Việt Nam thu mua là các giống lúa cao sản có giá từ 4.500-5.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá lúa chất lượng cao, lúa thơm trong nước.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, thống kê của Bộ Công thương cũng cho thấy, trong tháng 1 năm 2014 nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Cột tin quảng cáo