Dự báo giá tiêu dùng tháng 4 có thể tăng nhẹ
Theo cơ quan quản lý giá, trong tháng 4/2016, một số yếu tố dự kiến có thể gây áp lực lên mặt bằng giá như: nhu cầu một số hàng hoá, dịch vụ (giao thông công cộng, du lịch, may mặc...) có thể tăng do yếu tố mùa vụ (thời tiết chuyển mùa nóng tại miền Bắc, kỳ nghỉ lễ dài dịp Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch và 30/4-1/5 Dương lịch).
Bên cạnh đó, do thời tiết khô hạn và tình hình xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; giá một số nhiên liệu, chất đốt (xăng dầu, LPG...) trong nước có thể tăng theo xu hướng tăng của giá thế giới...
Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố kìm hãm đà giá tiêu dùng. Cụ thể, do nguồn cung đa số các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng trên thị trường trong nước khá dồi dào; việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, điều hành, bình ổn giá của các Bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động đột biến trong tháng tới.
Về diễn biến giá cả thị trường tháng trước đó, Cục Quản lý giá cho biết, tháng 3/2016, thị trường hàng hóa dịch vụ đã trở lại bình thường; nguồn cung thực phẩm tươi sống, đồ uống, hàng may mặc... vẫn dồi dào trong khi nhu cầu sau Tết giảm đã khiến giá các mặt hàng này có xu hướng giảm.
Bên cạnh đó, từ ngày 1/3/2016 giá dịch vụ y tế cho người có thẻ BHYT được điều chỉnh tăng theo lộ trình áp dụng thống nhất đối với các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; giá dịch vụ giáo dục tại một số địa phương điều chỉnh tăng theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)