Đủ kiểu website, blog giả mạo
Báo cáo tổng kết năm 2011 và chương trình công tác năm 2012 của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết trong năm 2011, VNCERT đã xử lý tổng số 755 sự cố máy tính, cao gấp 3 lần so với năm 2010, trong đó có 385 vụ website giả mạo. Các website giả mạo hầu hết được lập ra để lừa gạt, gây mất uy tín đã khiến không ít các cá nhân, tổ chức phải đau đầu.
Lập website giả để lừa đảo
Trong khi đó, Công ty VTC thì cảnh báo về việc xuất hiện hiện tượng giả mạo trang web 23dzo.go.vn của mình. Theo đó xuất hiện một website có tên là 23dzo.tk, trang web này cố ý tạo ra các nền và stock giống hệt bên website của VTC: http://23dzo.go.vn. Trang web giả mạo này đã lừa nhiều người dùng đăng nhập vào và mua các vật phẩm ở đây để chiếm đoạt tiền của người dùng.
Ảnh hưởng uy tín vì website giả mạo
Còn Công ty Gia Long Computer thì cảnh báo về website http://sieuthigialong.com có nội dung thông tin y hệt so với trang web của www.gialong.com.vn, người lập nên website này đã cố tình gây nhầm lẫn cho các khách hàng khi mua sản phẩm. Hiện nay đang tồn tại một số website có tên miền gần giống www.gialong.com.vn với mục đích mượn thương hiệu để bán hàng. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của chúng tôi, Gia Long Computer cho biết.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Hành vi giả mạo blog, website của tổ chức, cá nhân khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và bị xử lý theo quy định tại khoản 3, điều 12 của Luật Công nghệ thông tin, được chi tiết hóa tại điều 4 Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 29-6-2010, quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet. Theo đó, hành vi “tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân” sẽ bị xử lý. Hành vi này sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Nếu trên trang blog hoặc website giả mạo đó được lập ra nhằm đăng tải những thông tin sai sự thật nhằm hạ nhục uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác được quy định tại Bộ Luật Hình sự. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM) |
Mảnh đất màu mỡ trên Facebook Facebook hiện là một trong những trang mạng xã hội lớn nhất, đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo, giả danh. Bởi từ Facebook có thể tạo các tài khoản mạo danh bất cứ ai, từ những người nổi tiếng, những ngôi sao trong làng giải trí như Thái Y Lâm, Vương Phi, Tạ Đình Phong, Cổ Cự Cơ… cho đến các nhà hoạt động chính trị trong nước và quốc tế. Mục đích chính của việc giả mạo này có thể với nhiều lý do khác nhau như muốn tăng lượng truy cập cho blog của mình hoặc được sử dụng với mục đích xấu hơn như gây rối, phát đi những thông tin sai sự thật, thậm chí được dùng để phát tán virus và các đoạn mã độc nhằm thu thập và đánh cắp các thông tin quan trọng... Trong khi việc làm này rất ít hoặc gần như không có sự kiểm tra nào từ nhà cung cấp dịch vụ. Các blog giả danh sẽ tạo ra một trang blog “sinh đôi” rất khó phân biệt thật - giả từ những người nổi tiếng trong làng giải trí trong và ngoài nước, được thiết kế với giao diện rất đẹp mắt cùng các thông tin cá nhân đã được công khai để có thể thu hút nhiều người vào xem và bình luận (comment). Ngoài ra, một loại hình tấn công giả danh khác thường thấy trên các trang xã hội là việc phát tán các thư rác giả danh Facebook nhằm mục đích lừa đảo, ăn cắp thông tin cá nhân… Liên kết độc được phát tán qua một tài khoản Facebook bị nhiễm Các bloger sẽ nhận được các thư rác giả danh nhà cung cấp dịch vụ gửi đến với nội dung chủ đề hỗ trợ nhằm đánh lừa các blogger như “Facebook Notification sent you a message on Facebook…” hay “Facebook Support sent you a message on Facebook…” kèm những liên kết giả mạo như từ nhà cung cấp mà không phải bloger nào cũng có thể biết được nếu không có các thông tin cảnh báo. Bằng hình thức này những kẻ có ý đồ xấu sẽ núp dưới các plugin (tiện ích đính kèm) thường thấy trên các trình duyệt Firefox, Chrome… hiển thị dưới các liên kết có nội dung thật “nhạy cảm” như: Look! Hahaha! HOT Girl Show Her Breast on Live TV” hay ?”, “click here to see paRiS Hilton!!”… và có đích đến là các trang video phổ biến và uy tín như YouTube. Các blogger “tò mò” sẽ được những liên kết này điều hướng đến các trang web nhạy cảm hoặc thậm chí đến các trang web chứa mã độc hay virus mà chúng sẽ tự động được tải về máy hoặc khiến các blogger tin và “tự nguyện” tải các plugin này để có thể xem được nội dung. Một khi được cài đặt trên máy, chính tài khoản của blogger này sẽ là nguồn phát tán các liên kết độc “mời gọi” tham gia từ các plugin vô tình này cho tất cả các bạn bè người thân. Anh Thanh |
Theo NLĐ
End of content
Không có tin nào tiếp theo