Du lịch nông nghiệp: “Lối nhỏ” chưa thành “đường”
Dù có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng đến nay, mô hình du lịch nông nghiệp VN vẫn chưa thực sự phát triển.
Trong khi đó, đối với các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ hay Pháp thì nguồn thu từ mô hình du lịch này rất hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực.
Tiềm năng bỏ ngỏ
Theo đại diện lãnh đạo một Cty du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện tại Cty anh vẫn chưa dám giới thiệu rộng rãi với khách đi tour về loại hình du lịch này, bởi lẽ, trên thực tế do điều kiện du lịch ở nhiều vùng chưa đáp ứng yêu cầu. Các nhà vườn không mặn mà với mô hình này, không đầu tư nâng cấp nhà cửa, ruộng vườn, chưa tin tưởng vào tính bền vững của mô hình. Vì vậy, chỉ khi có khách yêu cầu thì DN anh mới tìm địa điểm để thực hiện tour dạng này chứ không giới thiệu rầm rộ như các tour du lịch khác, mặc dù nông thôn VN có rất nhiều sản vật phong phú như sầu riêng, thanh long… hay nhiều làng nghề truyền thống độc đáo - vị đại diện này cho hay.
Để phát triển mô hình du lịch nông nghiệp rất cần tính liên kết giữa các trang trại, các vùng, giữa chính quyền và nông dân, Cty du lịch và địa phương.
Được biết, tại mỗi tỉnh, Hội nông dân đều có hỗ trợ xây dựng 2 điểm du lịch nông nghiệp. Mỗi nhóm tham gia gồm từ 15-20 hộ gia đình. Nông dân tham gia dự án được tập huấn kiến thức và kỹ năng cơ bản về du lịch nông nghiệp như giao tiếp, tiếng Anh, nấu nướng, phong tục tập quán, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức quản lý… Ngoài ra, nông dân còn được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và dạy nghề để có thể sản xuất ra thực phẩm an toàn, chất lượng cao. Riêng tại An Giang, văn phòng Dự án Du lịch nông nghiệp (Hội Nông dân tỉnh An Giang) cũng đã đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm của nông dân theo hợp đồng và quảng bá những loại sản phẩm đặc sản với khách du lịch.
Cần sự liên kết
Theo Giám đốc Truyền thông - Tiếp thị Vietravel thì vấn đề quan trọng để phát triển mô hình này là tính liên kết giữa các trang trại, các vùng, giữa chính quyền và nông dân, Cty du lịch và địa phương. Nông dân cần được hỗ trợ vốn để nâng cấp trang trại của mình. Ví dụ như Saigontourist đã thành công khi kết hợp với tỉnh Lâm Đồng để thực hiện tour du lịch trồng 1.000 cây xanh. Du khách cảm thấy rất thích thú khi chính quyền địa phương chuẩn bị rất kỹ như để nguyên một vùng đất trống, đào sẵn hố, có ghi tên theo từng nhóm để du khách theo đó trồng cây vào.
Vị đại diện này cũng chia sẻ thêm rằng, người nông dân ở Thái Lan cũng rất biết cách tổ chức các loại hình du lịch đa dạng và ở bất kỳ đâu, chứ không chỉ hoàn toàn dựa vào điều kiện địa lý tự nhiên. Vườn trái cây Supattra là một ví dụ điển hình của sự kết hợp giữa làm nông nghiệp và tổ chức dịch vụ du lịch đáng để học tập và ứng dụng. Nơi đây, đã được khách du lịch truyền tai nhau là "thiên đường" của các loại trái cây nhiệt đới. Du khách tới đây thăm quan sẽ được chủ vườn tổ chức cho đi thu hoạch trái cây trong thời gian mùa vụ khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Mô hình này rất đáng để chúng ta học hỏi - vị này chia sẻ.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo