Dưa Kim Cô Nương không lo đầu ra
Với mỗi hecta trồng dưa Kim Cô Nương, trừ chi phí nông dân thu khoảng 250 triệu đồng.
Kim Cô Nương là dưa đặc sản, vì thế nhu cầu thị trường đối với loại dưa này rất lớn. Nhờ vậy mà nhiều nông dân ở các tỉnh ĐBSCL có nguồn thu nhập đáng kể.
Đang rôm rả thu hoạch 3,5 công dưa Kim Cô Nương bán cho thương lái ở Cần Thơ, ông Triệu Công Đạt ở ấp 7, xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), cho biết: “Mấy năm trước, đất ở đây trũng sâu nên chỉ làm được lúa. Sau nhiều lần thấy bà con ở Cần Thơ trồng dưa Kim Cô Nương có lãi cao nên gia đình tôi quyết định chuyển 3,5 công đất ruộng sang trồng dưa. Nhờ vậy, 2 năm nay nguồn thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”.
Mặc dù, không thu hoạch bán vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng với giống dưa này vẫn cho gia đình ông Đạt lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với các loại dưa hấu khác cũng như trồng rau màu…
Sau hơn 55 ngày bỏ vốn đầu tư, chăm sóc, đến nay ruộng “vàng” của ông Đạt đã cho trái ngọt. Ông Đạt, phấn khởi nói: “Trồng dưa Kim Cô Nương không lo đầu ra, bởi từ đầu vụ đã có người bao tiêu sản phẩm. Thêm nữa giá của nó trước và sau tết không thay đổi nhiều. Điều quan trọng là trồng dưa làm sao đạt năng suất cao nhất”.
Thời gian qua, các loại dưa tròn và dưa trái dài đa phần đều rơi vào cảnh được mùa, rớt giá. Trong khi đó, dưa Kim Cô Nương luôn bán được giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ loại dưa này mà rất nhiều hộ dân có được cuộc sống sung túc.
Được biết, dưa Kim Cô Nương từ khi trồng đến thu hoạch khoảng từ 55 – 60 ngày. Bình quân năng suất đạt từ 1,8 – 2 tấn/công, có hộ đạt đến 2,5 tấn/công. Một hộ dân cùng ở ấp 7, xã Long Trị cũng đang thu hoạch dưa bán với giá tăng hơn 6.000 đ/kg so với năm trước cho biết, tuy dưa hấu Kim Cô Nương năm nay năng suất có giảm chút ít, nhưng bù lại giá tăng hơn vài ngàn đồng/kg. Trồng loại dưa này bán với giá 10.000đ/kg là đã có lãi, còn với giá như hiện tại thì nông dân coi như trúng đậm.
Theo các hộ trồng dưa, năng suất năm nay có giảm do tình hình sâu bệnh có phần gia tăng, tỉ lệ đậu trái không đồng đều như năm trước bởi thời tiết bất lợi. Thường mỗi dây dưa sẽ cho 1 – 2 trái, năm nay thì có dây được, dây không. Mặc dù dưa được xuống giống đồng loạt, nhưng thời điểm thu hoạch giữa các dây lại diễn ra không cùng lúc. Thế nên mỗi vụ dưa nông dân phải bỏ công thu hoạch đến 6 đợt.
Mới thu hoạch đợt trái đầu tiên cho sản lượng hơn 1 tấn, ông Đạt cho biết thêm: “Dưa trồng khoảng 60 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng từ 15 – 20 ngày. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 – 4 ngày. Để dưa được thị trường chấp nhận thì trái phải đẹp, màu vàng đều, bóng loáng, trọng lượng từ 0,4 – 1,7 kg/trái”....
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển