Dửng dưng với lãi giảm!
Cần phương án kinh doanh tốt
Theo ông Đặng Quốc Tiến, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), nhiều doanh nghiệp nắm được xu hướng lãi suất còn hạ nên chờ đợi để được hưởng lãi suất tốt hơn.
“Ở nhiều ngân hàng vốn huy động nhiều hơn số lượng cho vay. Riêng MB hiện nay tăng 3,5% so với cuối năm ngoái nhưng dư nợ tín dụng giảm 0,9%, cho thấy huy động nhiều nhưng cho vay ra còn rất ít” - ông Tiến nói.
Với ngân hàng, việc cho doanh nghiệp vay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào, có thuộc nhóm ưu tiên hay không ưu tiên.
Ông Tiến cho biết một trong các nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp ít vay được vốn là phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi nên khi xét hồ sơ, ngân hàng khó có thể cho vay.
Trong khi đó, dự án bất động sản lại rất có thể được vay. Mới đây MB cho một doanh nghiệp vay vốn xây khách sạn. Họ đưa ra phương án khả thi, dịch vụ có nhiều tiềm năng thu lợi nhuận, khả năng trả nợ cao, vì vậy ngân hàng vẫn cho vay. Ông khẳng định: “Trong hồ sơ vay, phương án kinh doanh là quan trọng nhất”.
Doanh nghiệp chờ lãi giảm thêm
Đại diện Vietcombank cho biết hiện nay NH cũng có những gói vay lãi suất chỉ 13%-14%. Tuy nhiên, ở mức lãi suất này doanh nghiệp cũng không muốn vay. Bởi vì vấn đề là họ vay để làm gì, sức mua của thị trường thấp, họ làm ra sản phẩm bán cho ai bây giờ?
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, cho rằng không thể nghe vài doanh nghiệp than khó vay rồi gọi là số đông được. Có bao nhiêu doanh nghiệp không vay được? Vì sao không vay được? Điều quan trọng là phương án vay thế nào. Ngay cả việc doanh nghiệp giải thể cũng là ít so với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta không nên hốt hoảng trước những thông tin này. Đó là bài toán trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay không tránh khỏi.
“Trước khi ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất cho vay xuống 15%, đã có rất nhiều ngân hàng cho vay 14% và nhiều doanh nghiệp đã vay được” - ông Ngân nói.
Có vốn cũng không làm được gì Tôi chưa nghe doanh nghiệp nào trong hội than phiền về việc thiếu vốn hay việc khó vay vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu mà tôi biết thì đã có nguồn tài chính ổn định, kế hoạch sản xuất, xuất khẩu ổn định. Các doanh nghiệp ngành may thường chỉ đi vay khi cần đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, xét tình hình xuất khẩu hai, ba năm qua thì hiện không có doanh nghiệp nào mở rộng cả nên cũng chưa có nhu cầu vay vốn. Ông PHẠM XUÂN HỒNG, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM Doanh nghiệp có lợi nhuận thì nên cho vay Một trong các điều kiện tiên quyết đi vay là phải có tài sản để thế chấp. Nhưng nhiều doanh nghiệp không có được điều kiện này, hoặc có tài sản nhưng đã thế chấp vay vốn lâu nay, nay cần thêm vốn nhưng không còn tài sản nào để thế chấp nữa. Doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, hiệu quả thì tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ngân hàng nên xem xét doanh nghiệp nào có mảng kinh doanh cốt lõi tạo ra doanh thu và lợi nhuận thì ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp đó vay. Cần tư vấn cho doanh nghiệp giải pháp để doanh nghiệp kết nối với ngân hàng, hai bên gắn kết với nhau nhiều hơn. Ông ĐOÀN ĐÌNH QUỐC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM |
Theo PL TPHCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo