Dùng người tài để quảng bá thương hiệu
Trong khi đa phần doanh nghiệp lớn trong nước “ém nhẹm” thông tin đang sở hữu chuyên gia cao cấp, thậm chí không giới thiệu cả giám đốc điều hành công ty thì doanh nghiệp nước ngoài lại rất biết cách phát huy yếu tố này để phát huy uy tín khi thương thảo hợp đồng và quảng bá thương hiệu.
Khẳng định niềm tin vào doanh nghiệp
Ngày 2/7/2012, Microsoft ra thông báo chính thức bổ nhiệm ông Vũ Minh Trí vào vị trí tổng giám đốc Công ty Microsoft Việt Nam. Ngoài thông tin rầm rộ trên các mặt báo, trang web của Microsoft cũng đưa khá nhiều thông tin về người mới của mình.
Theo một chuyên gia trong ngành đào tạo kinh doanh thương hiệu, ông Trí vốn là nhân vật khá nổi tiếng, việc Microsoft công bố thông tin được xem là có nhiều mặt lợi. Một là cho đội ngũ nhân viên biết được lãnh đạo mới, mặt khác nhờ thương hiệu của ông Trí khẳng định đẳng cấp công ty là đã tuyển được người giỏi. Không chỉ ông Trí, thông tin nhiều nhân sự cao cấp có tiếng khác thay đổi nơi làm việc cũng được xem là cách quảng bá cho doanh nghiệp .
Việc quảng bá nhân tài của các công ty lớn còn thể hiện rõ ở các cuộc họp truyền thông. So sánh cách truyền thông giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp lớn nước ngoài sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Trong khi các giám đốc điều hành hay chuyên gia của công ty nước ngoài được giới thiệu khá kỹ về kinh nghiệm, năng lực, bằng cấp, thậm chí là sở thích cá nhân thì ở doanh nghiệp trong nước, người lãnh đạo hay chuyên gia hầu như không xuất hiện “hoành tráng” như vậy.
Ông Matthew Underwood, chuyên gia tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam - Giám đốc điều hành Matterhorn Communications, cho biết việc chuẩn bị thông tin kỹ lưỡng cho giám đốc điều hành tiếp xúc với báo chí đối với các công ty quốc tế hết sức quan trọng.
Trong các cuộc họp báo, ngoài việc khẳng định có chuyên gia giỏi, doanh nghiệp còn tạo được đối với các cơ quan truyền thông. Đặc biệt là chuyên gia lâu năm, có kinh nghiệm, bằng cấp cao nếu được giới thiệu cụ thể chắc chắn tạo tin tưởng với người đối thoại.
“Show” nhân tài - Xu thế hiện đại
Ngoài xu thế quảng bá thương hiệu, việc giới thiệu người tài cũng là tiêu chí bắt buộc mà nhiều công ty trong nước phải làm nếu muốn trở thành đại lý kinh doanh quốc tế. Đó là nhận định của ông Lê Hải Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mắt Bão.
Chẳng hạn như việc Mắt Bão muốn trở thành registrar (đại lý tên miền quốc tế) phải đảm bảo giới thiệu được đội ngũ khoảng bảy chuyên gia về domain (tên miền Internet) có kinh nghiệm và nắm các vị trí quan trọng.
“Các công ty nước ngoài quan tâm đến con người, cách làm việc giữa con người với con người. Cho nên việc giới thiệu người tài trên các nguồn thông tin khá quan trọng, điều này hầu như không có ở các doanh nghiệp trong nước. Vào nhiều trang web doanh nghiệp lớn kiếm ra giám đốc điều hành quả là chuyện khó khăn” - ông Bình chia sẻ.
Ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trí Tri Corporation, đang tham gia giảng dạy tại Trường Doanh nhân Pace và Viện Đào tạo châu Á của Thái Lan, cho rằng: “Mặc dù dùng người tài “ngôi sao” là một xu thế tốt về làm thương hiệu, giúp khẳng định thế mạnh doanh nghiệp nhưng hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa chú ý đến điều này. Vấn đề nhiều công ty trong nước quan tâm là tuyển người phù hợp chứ không chỉ tuyển người giỏi, nổi tiếng. Vì tuyển người giỏi còn tùy vào chiến lược công ty, chi phí phải trả và sự hòa hợp. Nếu không phù hợp họ sẽ ra đi cho nên cần cân nhắc rất kỹ. Tuy nhiên, xu thế này sẽ thay đổi trong tương lai gần”.
Theo một chuyên gia về đào tạo thương hiệu kinh doanh, việc doanh nghiệp Việt Nam không giới thiệu người tài có nhiều nguyên nhân. Ngoại trừ công ty nhỏ khan hiếm nhân tài không dám “show”, nhiều doanh nghiệp không quan tâm lắm, một yếu tố khác là họ sợ mất nhân tài khi đã đào tạo và quảng bá cá nhân rầm rộ.
Thế nhưng hiện nay cũng có một số doanh nghiệp Việt tận dụng việc “show” nhân tài hoặc phát triển thương hiệu nhân viên thành người tài nhưng số này không nhiều. Một giám đốc ngành hàng công nghệ làm việc ở quận 10 (TP.Hồ Chí Minh) tiết lộ để nâng đẳng cấp, các giám đốc bộ phận của công ty được tặng SIM số tứ quý và tham gia nhiều khóa đào tạo quốc tế - điều mà ít doanh nghiệp nào dám làm.
Hay tại Công ty VNG Corporation, hình ảnh các giám đốc được “show” trên website công ty khá tốt. “Việc giới thiệu nhân tài hay đội ngũ nhân viên giỏi, mặc dù tiềm ẩn rủi ro về nhân sự nhưng nếu đội ngũ tham gia luôn đi theo một chí hướng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công” - ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG, chia sẻ.
Thực sự vấn đề tuyển người tài hay chuyên gia nổi tiếng cần phải tính đến nhiều khía cạnh. Đơn cử như việc khai thác tác quyền, hình ảnh của họ để khẳng định thương hiệu công ty. Một số quốc gia có quy định khá rõ ràng về vấn đề này nhưng Việt Nam thì chưa và vẫn còn được bàn thảo. Bên cạnh đó, các vấn đề về bảo hộ nhân tài để tránh bị công ty khác cướp cũng chưa rõ ràng cho nên việc khai thác hình ảnh hay “show” nhân tài ở Việt Nam còn hạn chế. Ông LÝ TRƯỜNG CHIẾN, |
Theo Pháp luật TP.HCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ