Pháp luật

Dương Tự Trọng được đề nghị giảm án vì...

Đại diện VKS cũng cho rằng, ông Dương Tự Trọng có nhiều thành tích trong công tác, gia đình truyền thống cách mạng… nên sẽ xem xét giảm án

Đối lập giữa hai vụ án Dũng – Trọng

Điều đáng chú ý ở phiên xét xử Dương Tự Trọng, các bị cáo tỏ ra chung chí hướng và liên tiếp có những màn bênh vực, nhận tội thay cho nhau. Tiêu biểu như trong phiên xét xử buổi sáng ngày 22/5, bị cáo Dương Chí Dũng, người đã được kết án tử hình đã nhận hết tội chủ mưu cho Dương Tự Trọng – em trai.
 
Trong khi đó, Dương Tự Trọng cũng lên tiếng nhận mọi sai lầm về phía mình: "Khi nghe anh Dũng báo tin bị khởi tố, tôi bị sốc. Đầu tiên là thương anh, đến bố mẹ. Tôi có bảo anh đi như thế còn bố mẹ, và em. Anh Dũng bảo không bàn gì nữa", bị cáo khai và nhận là người tổ chức mọi việc, nhận không thông báo cho những người tham gia biết "tình hình xấu của ông Dũng".
 
Những tình tiết được cho là đầy tính tình giữa hai an hem Dũng – Trọng, và tính nghĩa giữa các đồng phạm khác hẳn với những gì diễn ra trong phiên xét xử phúc thẩm vụ đại án tham nhũng Vinalines của Dương Chí Dũng và các đồng phạm diễn ra trước đó hồi cuối tháng 4/2014.
 
Bị cáo Mai Văn Phúc trong phiên xét xử phúc thẩm chiều 28/4
 
Còn nhớ, trong phần tranh luận, bị cáo Mai Văn Phúc – nguyên tổng giám đốc Vinalines đã chỉ mặt cấp dưới là Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) và bức xúc: “Qua diễn biến phiên tòa, các bằng chứng mới, bị cáo mới thấy Sơn khủng khiếp quá”.
 
Tiếp đến, Mai Văn Phúc còn nói thẳng: “Tôi và Dương Chí Dũng không đội trời chung…” và còn tố Dương Chí Dũng dọa đuổi việc: "Tôi không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Dương Chí Dũng, nhưng trong cuộc họp, ông Dũng chỉ đạo tôi mua ụ nổi 83M, nếu không mua, tôi sẽ kỷ luật và báo cáo cấp trên cách chức anh”.
 
Ngay sau đó, HĐXX đã yêu cầu bị cáo Dũng đối chất lời khai này, và ông Dũng phủ nhận nội dung nói trên.
 
Dương Tự Trọng được đề nghị giảm án
 
Trong phiên xét xử buổi chiều, Viện kiểm sát cho rằng, ông Trọng có nhiều thành tích trong công tác, gia đình truyền thống cách mạng. Cấp sơ thẩm đã xem xét điều này và tuyên phạt 18 năm tù nhưng Viện cho rằng bản án này là nặng.
 
"Tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo khai báo thành khẩn, đây là tình tiết phát sinh nên đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt", VKS nêu.
 
Mở đầu phiên xét xử chiều 22/5, trước khi chuyển sang phần tranh luận, đại diện VKS đã trình bày quan điểm và đưa ra các đề nghị đối với kháng cáo của các bị cáo.
 
VKS cho rằng, vụ án đưa người trốn ra nước ngoài là vụ án đồng phạm có tổ chức, có sự phân công, thường xuyên thay đổi điện thoại liên lạc, dùng sim rác. Các bị cáo phối hợp chặt chẽ, phần lớn là cán bộ công an đã sử dụng nghiệp vụ để thực hiện hành vi phạm tội.
 
Dương Tự Trọng cùng các đồng phạm trong phiên xét xử chiều 22/5
 
Về hành vi tổ chức ông Dũng trốn ra ngước ngoài, cơ quan công tố cáo buộc, ông Trọng biết anh trai liên quan đến vụ án tham nhũng lớn xảy ra Vinalines (những điều này đã đăng tải rộng rãi đầu năm 2012), nhưng vẫn tổ chức cho ông này trốn hòng thoát tội, gây khó khăn cho công tác điều tra.
 
"Việc câu kết với một số người phạm tội hình sự thể hiện sự tha hoá của một bộ phận cảnh sát. Bản án sơ thẩm quy kết là có căn cứ, đúng người, tội, pháp luật", công tố viên nêu quan điểm.
 
Mặc dù anh trai Trọng, và cũng là người được tổ chức trốn ra nước ngoài đã nhận tội chủ mưu vào phiên xét xử buổi sáng, nhưng VKS cho rằng ông Trọng là chủ mưu, cầm đầu.
 
Dù giữ vai trò quan trọng trong ngành công an nhưng bị cáo không giữ vững lập trường, suy tính riêng tư chi phối, chỉ đạo cấp dưới móc nối với đối tượng hình sự tổ chức đưa anh trai đi trốn.
Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo