Quốc tế

Em bé thụ tinh từ công nghệ gene "3 bố mẹ” đầu tiên chào đời

(DNVN) - Đứa trẻ đầu tiên trên thế giới thụ tinh ống nghiệm với công nghệ gen “3 bố mẹ” đã chào đời một cách khỏe mạnh tại Mexico.

Cậu bé 5 tháng tuổi ở Jordan có DNA bình thường từ bố và mẹ và một mã gen nhỏ từ người hiến tặng. Điều này đồng nghĩa với việc em bé này có khả năng tránh được loại gen di truyền từ người mẹ gốc Jordian có thể làm hại và thậm chí khiến em bé tử vong.

Người mẹ của bé trai bị mắc hội chứng Leigh, khiến những đứa con trước đây của cô bị chết lưu trong bụng hay tử vong sau khi chào đời. Cô trải qua 4 lần sảy thai cũng như hai đứa con tử vong khi được 8 tháng tuổi và 6 tuổi. Hội chứng Leigh gây ra bởi những đột biến trong ty thể Mitochondria.

Tiến sĩ John Zhang bế em bé có gene "ba bố mẹ" khi mới chào đời.

Kỹ thuật sinh sản mới này được trường đại học Newcastle, Anh tiên phong phát triển, Kỹ thuật nhằm mục đích cho phép các cặp vợ chồng mắc phải các bệnh di truyền khủng khiếp có cơ hội sinh con khoẻ mạnh, bằng cách sử dụng trứng của một người phụ nữ khoẻ mạnh hiến tặng. 

Công nghệ này được phát triển dựa trên nền kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Các nhà khoa học đã lấy tất cả DNA quan trọng từ trứng của người mẹ cùng với ty thể Mitochondria khỏe mạnh từ trứng hiến tặng để tạo ra một quả trứng mới khỏe mạnh, rồi kết hợp với tinh trùng của người bố.

Liệu pháp thay thế ty thể cho phép thay thế DNA lỗi trong trứng của người phụ nữ bằng DNA khỏe mạnh của phụ nữ khác để phôi tạo thành khỏe mạnh.

Các nhà khoa học tin rằng công nghệ đột phá này sẽ đem lại niềm hi vọng có con cho hàng triệu ông bố bà mẹ khắc phục được các bệnh nan y di truyền. “Đây là một phương pháp mang tầm lịch sử”, bác sĩ John Zhang – người trực tiếp chỉ đạo ca sinh đứa trẻ thụ tinh từ “ba bố mẹ” không giấu nổi niềm hạnh phúc chia sẻ. 

Giáo sư Simon Fishel – người sáng lập ra Tập đoàn CARE nhận xét: “Có những loại bệnh di truyền mà bạn muốn con bạn không bị mắc bẩm sinh. Với phương pháp này thì điều đó là có thể. Được biết, công nghệ gây nhiều ý kiến trái chiều này mới chỉ được coi là hợp pháp tại Anh. 

Nên đọc
Thu Phương (Theo Channel News Asia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo